Nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 61 - 63)

- Phòng Kế toánTài chính của Công ty luôn có sự kết hợp chặt chẽ với phòng Kế hoạch và phòng Cơ giới để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian

3.1.2 Nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Thứ nhất, Công ty chưa thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐ, gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng như theo từng bộ phận, từng đơn vị sử dụng.

- Thứ hai, Hiện tại, TSCĐ tại Công ty chỉ được phân loại theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có thể tiến hành phân loại tài sản theo mục đích sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.

- Thứ ba, Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao truyền thống là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.Việc làm này tuy tạo ra sự

đơn giản cho quản lý và hạch toán nhưng không đánh giá sát mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Khi sử dụng phương pháp tính khấu hao này, không phản ánh đúng mức khấu hao cần trích theo cường độ sử dụng TSCĐ (hao mòn thực tế của TSCĐ) và tốc độ thu hồi vốn chậm. Hiện tại, nguồn vốn đầu tư mua mới TSCĐ tại Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay dài hạn, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thi công các công trình và hạng mục công trình, các máy móc thiết bị phải hoạt động ngoài trời chịu tác động nhiều của điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác, TSCĐ ngoài giá trị hao mòn hữu hình còn có giá trị hao mòn vô hình được gây ra bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

- Thứ tư, Tại Công ty trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng cho tất cả các loại TSCĐ. Theo quyết định số 206/2003/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003 việc trích hoặc thôi không trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc trích khấu hao tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc nhưng khi TSCĐ tăng hoặc giảm vào những ngày đầu tháng mà tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao thì sai lệch trong kết quả tính khấu hao TSCĐ có thể là một con số không nhỏ.

- Thứ năm, Trong công thức tính khấu hao TSCĐ không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ thanh lý. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (VAS 03) có hướng dẫn đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao, song theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 không có hướng dẫn này. Sự khác biệt này gây khó khăn cho Công ty trong việc lựa chọn công thức tính

khấu hao hợp lý. Nhưng xét thấy, với xu thế phát triển của Công ty hiện nay, máy móc thiết bị được trang bị, đổi mới không ngừng nên dù những máy móc, thiết bị đã khấu hao hết không còn giá trị sử dụng với Công ty nữa nhưng khi thanh lý nhượng bán vẫn có giá trị cao. Vì vậy, việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao không những hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý tài sản của các bộ phận sử dụng

- Thứ sáu, Công ty không mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng. Tại các bộ phận sử dụng như các xí nghiệp, đội thi công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng chứ không theo dõi vể mặt giá trị TSCĐ. Giá trị TSCĐ được theo dõi tập trung tại phòng Kế toán-Tài chính của Công ty.

- Thứ bẩy, Hiện nay tại Công ty chưa tổ chức kế toán quản trị TSCĐ và chưa tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng. Tất cả các phần hành kế toán tại phòng kế toán của Công ty, trong đó có phần hành TSCĐ, đều thực hiện chức năng kế toán tài chính. Việc theo dõi, quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động TSCĐ thuộc về phòng Cơ giới của Công ty. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ không được tiến hành thường xuyên, không tổ chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Công ty chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập Thuyết minh BCTC vào cuối mỗi năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w