- Phòng Kế toánTài chính của Công ty luôn có sự kết hợp chặt chẽ với phòng Kế hoạch và phòng Cơ giới để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI
Tất cả những hạn chế, tồn tại nêu trên cần được khắc phục triệt để thì công tác quản lý kinh doanh nói chung, quản lý và hạch toán TSCĐ nói riêng của Công ty mới thực sự có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thương trường. Em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm theo trình tự nêu trên:
- Một là, TSCĐ tại Công ty cần được đánh số hiệu để tạo dễ dàng trong việc theo dõi, kiểm kê, quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty và từng bộ phận sử dụng. Việc đánh số hiệu tài sản có thể thực hiện như sau:
TS0: TSCĐ hữu hình TS1: TSCĐ thuê tài chính TS3: TSCĐ vô hình
TSCĐ hữu hình được chi tiết như sau:
TS01: TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc TS02: TSCĐ hữu hình là máy móc, thiết bị TS03: TSCĐ hữu hình là phương tiện vân tải TS04: TSCĐ hữu hình là thiết bị quản lý TS05: TSCĐ hữu hình khác
- Hai là, Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, việc làm này tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty. Đồng thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán đối với những tài sản không còn khả năng khai thác sử dụng để thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ mới. Theo đó, TSCĐ của Công ty có thể bao gồm:
+ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những tài sản sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp: Là những tài sản được sử dụng tại các phòng ban trong Công ty nhằm quản lý và điều hanhg hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
+ TSCĐ chưa đưa vào sử dụng: Là những TSCĐ dùng để dự trữ hoặc không phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán: Là những TSCĐ đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, bị hư hỏng nặng, chờ quyết định thanh lý, nhượng bán
Mặt khác, Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành khi đa dạng hóa nguồn đầu tư TSCĐ nhằm quản lý nguồn tài trợ TSCĐ để có kế hoạch trả hay bù đắp nguồn tài trợ, phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất, được thiết kế như sau:
Bảng 3.1 Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Chỉ tiêu Ngày đưa vào sử dụng Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại 1. Nguồn vốn tự bổ sung 2. Nguồn vốn vay dài hạn 3. Nguồn vốn liên doanh, liên kết 4. Nguồn vốn khác
- Ba là, Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với tất cả các TSCĐ tại Công ty, việc làm này tuy đòi hỏi sự phức tạp hơn trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ nhưng đảm bảo phản ánh sát hơn mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư vào trang thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bốn là, Công ty nên xác định lại thời điểm trích hay thôi không trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 về chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Năm là, Việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao là cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý tài sản của các bộ phận sử dụng.
- Sáu là , Phòng kế toán Công ty nên mở sổ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng để công tác quản lý tài sản được tốt hơn, theo mẫu sau:
Bảng 3.2: Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng
SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NƠI SỬ DỤNGNăm :