PHẦN THỰC NGHIỆM
3.1.4 Các phương pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất
Sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản silica gel tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254, dày 0,2 mm (Merck).
Cách đưa chất lên lớp mỏng: lấy một lượng nhỏ cặn chiết hoà tan bằng 2 – 3 giọt dung môi thích hợp, sau đó dùng capilla chấm chất lên lớp mỏng.
Dung môi:
Các dung môi (n-hexan, axeton, clorofoc, benzen, và metanol) đều được làm khan và chưng cất lại. Sau đó pha các hệ dung môi theo tỉ lệ phù hợp. Lắc kỹ cho các dung môi trộn đều nhau trong hệ rồi cho vào bình triển khai đáy bằng có nắp nhám kín. Để yên dung môi đến khi bão hoà mới sử dụng để chạy sắc ký lớp mỏng.
Trong sắc ký cột nhanh (FC) đã áp dụng không khí nén với áp lực từ 0,2 – 0,3 bar để đẩy dung môi chạy qua cột sắc ký. Chất hấp phụ dùng ở đây là silica gel 60 Merck ( cỡ hạt 0,015 – 0,040 mm hoặc 0,040 –0,063 mm ). Cột tách sắc ký là một ống thuỷ tinh hình trụ, phía dưới có khoá. Cột có đường kính tuỳ theo yêu cầu sử dụng. Tốc độ rửa giải là 1 – 1,5 ml/phút.
Sắc ký cột thường (CC) được dùng với chất hấp phụ silica gel 60 Merck (cỡ hạt
0,040 – 0,063 mm, 0,063 – 0,100 mm, hoặc 0,063 – 0,200 mm). Quá trình chạy cột được thực hiện dưới trọng lực của dung môi.
Dung môi sử dụng trong sắc ký cột là n-hexan, etyl axetat (EtOAc), toluen, axeton, clorofoc, metanol... Các dung môi đều được làm khan, chưng cất lại và bảo quản trong chai kín.
Chất cần phân tách bằng sắc ký cột được hoà tan trong dung môi, thêm một lượng nhỏ chất hấp phụ. Trộn đều hỗn hợp và làm bay hơi hết dung môi, thu được một hỗn hợp ở dạng bột tơi. Khi đưa chất lên cột chất hấp phụ phải dàn đều và dùng bông thuỷ tinh hoặc cát phủ lên bề mặt chất.
Nhồi cột sắc ký theo phương pháp nhồi khô hay nhồi ướt. Trong quá trình nhồi cột phải loại bỏ triệt để các bọt khí bằng cách cho dung môi chảy qua cột nhiều lần và gõ nhẹ vào thân cột để cột được nén đều sau đó để yên qua đêm cho cột ổn định.
3.1.5 Các phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất
*Phổ hồng ngoại (IR) được ghi trên thiết bị Impact 410 – Nicolet FT–IR.
*Phổ khối lượng (EI-MS và HR-EI-MS) thiết bị Hewlett Packard 5989 B MS và Varian MAT 44S.
*Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
13C NMR (với chương trình DEPT) được ghi trên máy Brucker Advance 500.
TMS (tetrametyl silan) (1H NMR) hoặc tín hiệu của dung môi (13C NMR) là chất chuẩn nội. Độ chuyển dịch hoá học được biểu thị bằng ppm.
Điểm nóng chảy được đo trên bộ dụng cụ Boetius (Đức).