Tái sinh chất trao đổi ion

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM AMONI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ (Trang 34 - 35)

Hình 2.1 Cấu tạo của hạt nhựa

2.5.4Tái sinh chất trao đổi ion

Tái sinh chất trao đổi ion được tiến hành theo nhiều bước: sục ngược làm lỏng tầng, tiếp xúc giữa dung dịch tái sinh với nhựa, rửa nhanh để loại bỏ chất tái sinh ngoài dung dịch, rửa chậm để loại bỏ chất tái sinh trong nhựa (phần không gắn vào nhóm chức).

Quá trình trao đổi ion về mặt hình thức chỉ xảy ra trong vùng làm việc và vùng này dịch chuyển dần về phía cuối cột trong thời gian cột hoạt động. Vùng này ra khỏi cột là lúc nồng độ thoát xuất hiện và cột phải dừng lại để tái sinh.

Trong giai đoạn tái sinh cùng chiều (cùng đầu vào và ra như giai đoạn trao đổi) thứ tự các vùng trên đảo ngược lại: vùng đầu nhựa được tái sinh, vùng ở dưới đáy nhựa trao đổi. Vì trao đổi ion là quá trình cân bằng nên chất lượng sản phẩm (nước) ở đầu ra khỏi cột phụ thuộc nhiều vào cân bằng ở vùng cuối cột, tức là phụ thuộc vào chất lượng tái sinh nhựa.

Khi tiến hành tái sinh ngược chiều (dòng dung dịch tái sinh ngược chiều với dòng của bước trao đổi). Trong tái sinh cùng chiều lớp nhựa tốt nhất nằm ở phía đầu cột vì nó liên tục tiếp xúc với dung dịch tái sinh còn mới trong suốt chu trình, đoạn cột quan trọng ở phía đầu ra luôn tiếp xúc với dung dịch đã tiếp xúc với hầu hết chiều dài của tầng nhựa nên lẫn tạp chất (ion trao đổi của dung dịch) khả năng tái sinh kém. Để có được mức độ tái sinh khả dĩ cho vùng cuối của cột cần phải có một lượng dư dung dịch tái sinh rất lớn nên rất tốn kém. Tình hình ngược lại nếu tiến hành tái sinh ngược chiều. Dung dịch tái sinh luôn tiếp xúc với tầng chất trao đổi mà ở chu trình trao đổi ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của sản phẩm, phần đầu cột (của chu trình trao đổi) có mức độ tái sinh kém hơn nhưng ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do dòng trao đổi còn có cả một đoạn cột dài cần dịch chuyển. Do đó nồng độ tạp chất không bị lọt qua và dung dịch tái sinh cần ít.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM AMONI VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ (Trang 34 - 35)