Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới.

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên (Trang 35 - 36)

Để phát triển chăn nuôi, một trong những vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải giải quyết là nguồn thức ăn gia súc. Trong hai hệ thống nuôi dưỡng:

a) Dựa vào thức ăn tinh ( trên 40% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn bằng thức ăn tinh).

b) Dựa vào thức ăn thô (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng được thoả mãn bằng thức ăn thô) thì hệ thống b được đặc biệt chú ý nhất là ở các nước có khả năng phát triển đồng cỏ. Ở những nước này việc sử dụng đồng cỏ không chỉ để chăn thả mà còn cung cấp thức ăn xanh và dự trữ cho đàn gia súc nuôi nhốt, ở Úc sản phẩm chăn thả tới 50 % sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ này còn cao hơn: 90% ở Tân Tây Lan [12]. Theo Davies (1960) đồng cỏ tự nhiên cung cấp gần 1/2 gia súc chăn thả, tạo ra 1/3 lượng thịt và 1/6 sản lượng sữa trên thế giới [11].

Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được chú ý và sử dụng đúng với vai trò của nó. Nếu như trước khi ở Pháp (1842) chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì hiện nay con số ấy đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc [15].

Ở Anh các diện tích ngũ cốc giảm đi và diện tích trồng cỏ, các loại cây thức ăn gia súc khác tăng lên và được thâm canh một cách đáng kể.

Ở Liên Xô, diện tích trồng cỏ tăng từ 2,1 triệu ha năm 1913 lên 7,3 triệu ha năm 1933 và đến năm 1961 diện tích nãy đã lên tới 51,9 triệu ha [12]. Không những diện tích trồng cỏ tăng lên, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng , nhiều loại

cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Bermuda, cỏ Pangola, v.v… đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, lai tạo những giống cỏ mới có năng suất cao và giá trị dinh dưỡng cao như Coartcross (cỏ Bermuda lai), cỏ Ghinê từ một loài đã tạo ra nhiều giống mới, cỏ Voi cũng vậy… đây là thành tựu khoa học đáng kể để góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng.

Ở các nước nhiệt đới khả năng phát triển đồng cỏ rất lớn nếu được sử dụng một cách hợp lý có thể cung cấp prôtêin động vật không những cho vùng nhiệt đới mà cho cả vùng lân cận.

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)