TÍNH TOÁN KINH PHÍ

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước thải chế biến thủy sản (Trang 72 - 77)

5.1. TÍNH TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG:

Căn cứ vào giá cả vật liệu trên thị trường, giá thành xây dựng các công trình như sau: Bảng 5.1 Giá thành xây dựng STT Tên bể Thể tích (m 3) Đơn giá (VND/m3) Thành tiền (VND) 1 Bể điều hòa 35 1.000.000 35.000.000 2 Bể tuyển nổi 6 1.200.000 7.200.000 3 Bể Aeroten 80 1.000.000 80.000.000 4 Bể lắng II 21,21 1.200.000 25.452.000 5 Bể khử trùng 4,5 800.000 3.600.000 6 Bể nén bùn 11 1.200.000 13.200.000

Kinhphí xây dựng nhà điều hành kích thước L x W = 3 x 2 là 20.000.000 Vậy chi phí xây dựng: Cxd = 164.452.000 VND

5.2 TÍNH TOÁN CHI PHÍ THIẾT BỊ:

Bảng 5.2 Chi phí thiết bị

STT Hạng mục Tên thiết bị Số

lượng Đơn giá Thành tiền

1 Song chắn rác Song chắn rác 1 bộ 2.000.000 2.000.000 2 Bể điều hòa và

lắng sơ cấp

Bơm

Công suất động cơ 1kW 2 bộ 4.500.000 9.000.000

3 Bể tuyển nổi

Hệ thống thiết bị tuyển nổi 1 bộ 20.000.000 20.000.000 Máy nén khí Công suât 0,5kW 2 bộ 30.000.000 60.000.000 Bơm bùn thải Công suất 0,2kW 2 bộ 3.500.000 7.000.000 4 Bể Aeroten Máy thổi khí Công suât 8kW 2 bộ 55.000.000 110.000.000 Dàn ống sục khí

Đĩa phân phối khí 1 bộ 25.000.000 25.000.000

5 Bể lắng II

Mô tơ giàn quay 2 cái 3.000.000 6.000.000 Thanh gạt bùn, thanh đỡ 1 bộ 10.000.000 10.000.000 Bơm bùn

Công suất 0.2kW 2 bộ 3.500.000 7.000.000

Máng thu nước răng cưa 1 bộ 5.000.000 5.000.000 Ống phân phối trung tâm 1 bộ 5.000.000 5.000.000

8 Bể khử trùng Bơm định lượng hóa chất (USA) 1 bộ 7.500.000 7.500.000 9 Bể nén bùn Thanh gạt bùn, thanh đỡ 1 bộ 10.000.000 10.000.000 Bơm bùn Công suất 0,2kW 2 bộ 3.500.000 7.000.000 10 Máy ép bùn băng tải 1 cái 50.000.000 50.000.000 11 Hệ thống đường ống công nghệ Ống, van 30.000.000 30.000.000 12 Hệ thống động lực và chiếu sang Tủ điều khiển tự động Hệ thống điện, thắp sáng 1 bộ 30.000.000 30.000.000 13 Hệ thống an toàn Cầu thang, lan can, sàn công

tác 1 bộ 15.000.000 15.000.000

14 Vận chuyển, lắp

đặt 15.000.000 15.000.000

Tổng chi phí 430.500.000

5.3 CHI PHÍ VẬN HÀNH:5.3.1 Chi phí điện năng: 5.3.1 Chi phí điện năng:

Bảng 5.3 Điện năng tiêu thụ của các thiết bị

Công trình Tên thiết bị Điện năng tiêu thụ Thời gian vận hành trong 1 ngày

Bể điều hòa Bơm nước thải 1kW 24

Bể tuyển nổi Máy nén khí 0,5kW 24

Bể Aeroten Máy nén khí 8kW 24

Bể lắng II Bơm bùn 0,2kW 24

Bể khử trùng Bơm định lượng 0.08kW 24

Bể nén bùn Bơm bùn 0.4kW 0.42

Điện chiếu sáng 0.2kW 10

Tổng điện năng tiêu thụ trong 1 ngày 236,8kWh Giá điện sản xuất: 1000VND/kWh điện

Tổng chi phí điện năng trong 1 năm: 236,8 x 1000 x 365 = 86.432.000(VND)

=> Tổng chi phí điện năng trong 10 năm:Cđ =86.432.000 x 10 =864.320.000(VND)

5.3.2 Chi phí nhân công:

Số lượng nhân viên: 2 người

Mức lương: 1.200.000VND/người.tháng

5.3.3 Chi phí hóa chất:

Bảng 5.4 Chi phí hóa chất

Tên hóa chất Sử dụng Đơn giá (VND/kg) Thành tiền (VND)

CaOCl2

0,75 kg/ngày

= 273,75 kg/năm 1500 410.625

Chi phí hóa chất sử dụng trong 10 năm: Chc = 4.106.250(VND) Vậy tổng chi phí vận hành trong 10 năm:

Cvh = Cđ + Cnc + Chc

=86.432.000 + 288.000.000 + 4.106.250 = 1.156.426.250(VND)

5.4 CHI PHÍ XỬ LÝ 1M3 NƯỚC THẢI CÓ TÍNH KHẤU HAO THIẾT BỊ:

Tổng chi phí: S = Cxd + Ctb + Cvh = 164.452.000 + 430.500.000 + 1.156.426.250 = 1.751.378.250(VND)

Để tính toán chi phí xử lý 1m3 nước thải ta áp dụng công thức:

S G

Q

=

Trong đó:

G: chi phí xử lý 1m3 nước thải

Q: lượng nước thải xử lý trong 10 năm, m3 Vậy 1.751.378.250 3199

150.365.10

G= = (VND/m3 nước thải)≈3200(VND/m3 nước thải) Nhận thấy với chi phí tính toán như trên thì hệ thống xử lý này: về mặt kinh tế có thể chấp nhận được.

KẾT LUẬN

Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 150m3/ngày đêm cho một nhà máy CBTS” được hình thành dựa trên kiến thức đã học những năm qua và được thể hiện qua 5 chương, 5 bản vẽ kỹ thuật.

CBTS là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nước ta, ngành đã đóng góp rất lớn vào tổng thu nhập quốc dân và tạo nhiều việc làm nhưng sản xuất và khai thác của ngành đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng, vì vậy việc xử lý ô nhiễm mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bền vững ngành CBTS.

Về mức độ ô nhiễm nước thải ngành CBTS có thể kết luận như sau: hầu hết các cơ sở đều có độ nhiễm bẩn vượt giới hạn cho phép nhiều lần: SS 1 -5 lần, BOD 3-18 lần, COD 2 – 14 lần, Nts đến 1,8 lần, Pts đến 4,2 lần, hàm lượng dầu mỡ động vật đến 2,6 lần. mức độ ô nhiễm của nước thải tại các cơ sở CBTSĐL quy mô vừa và nhỏ hiện nay được đánh giá ở ngưỡng từ trung bình đến rất nặng.

Đồ án đã đưa ra một số giải pháp giảm thiểu việc tiêu thụ nước từ đó giảm lượng nước thải, giảm được chi phí xử lý nước thải.

Trên cơ sở tham khảo các thông số về thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải của một số nhà máy CBTS, cùng với cơ sở lý thuyết và tham khảo các tiêu chuẩn thiết kế, em đã chọn và tính toán một hệ thống xử lý nước thải cho một nhà máy CBTS. Kết quả cho thấy:

+ Về mặt kỹ thuật: nước thải sau khi qua song chắn rác được dẫn đến bể điều hòa kết hợp với lắng sơ cấp, sau đó được bơm lên bể tuyển nổi và thực hiện quá trình tuyển nổi áp lực. Nước thải sau khi qua bể lắng và bể tuyển nổi giảm được một phần hàm lượng COD, BOD5 được đưa vào xử lý ở bể Aeroten. Sau đó nước thải có lẫn bùn hoạt tính được dẫn vào bể lắng thứ cấp để tách bùn. Một phần lượng bùn từ bể lắng thứ cấp được bơm tuần hoàn lại bể Aeroten để đảm bảo hiệu quả xử lý. Sau đó nước trong sẽ chảy qua bể tiếp xúc khử trùng và hòa trộn chung với dung dịch Clorine nhằm diệt các vi khuẩn. Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945 – 2005(loại B) rồi chảy ra nguồn tiếp nhận ở gần đó.

Hiệu quả xử lý của hệ thống:

Chỉ tiêu BOD5 COD SS N P

Đầu vào (mg/l) 1200 1800 400 75 10

Đầu ra (mg/l) ≤50 ≤100 ≤80 30 6

+ Về kinh tế: sau khi tính toán kinh tế với các chi phí vận hành và chi phí đầu tư thì giá thành xử lý 1m3 nước thải là 3200 với niên hạn giả sử là 10 năm.

Một phần của tài liệu Đồ án xử lý nước thải chế biến thủy sản (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w