Cách tính BHXH trả thay lương.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long (Trang 28 - 30)

II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CPTM XNK NAM THĂNG LONG

1.4.Cách tính BHXH trả thay lương.

1. Một số vấn đề chung về quản lý và kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long.

1.4.Cách tính BHXH trả thay lương.

Công ty CPTM XNK Nam Thăng Long là một DN hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chế độ đóng BHXH và tính BHXH trả thay lương được thực hiện rất đầy đủ.

Công ty tính BHXH theo chế độ hiện hành như sau:

1.4.1. Trường hợp nghỉ đẻ, nghỉ thai sản.

- Về thời gian quy định nghỉ hưởng BHXH:

+ 4 tháng đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.

+ 5 tháng đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực với hệ số 0,5 đến 0,7.

+ Trường hợp sinh con dưới 60 ngày tuổi bị chết (kể cả đẻ thai chết lưu) người mẹ được nghỉ 75 ngày.

+ Trường hợp sinh con được 60 ngày tuổi trở lên, con bị chết thì mẹ được nghỉ 15 ngày kể từ ngày con chết.

- Về tỷ lệ BHXH được hưởng: Trong thời gian nghỉ hưởng BHXH người mẹ được hưởng 100% lương cơ bản.

1.4.2. Trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, rủi ro có xác nhận của Y tế.

- Về thời gian được nghỉ hưởng BHXH.

+ Nếu làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời gian đóng BHXH dưới 15 năm được nghỉ 30 ngày/năm. Đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày/năm. Đóng BHXH trên 30 năm được nghỉ 50 ngày/năm.

+ Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 thì được nghỉ hơn 10 ngày so với các mức làm việc trong điều kiện bình thường.

+ Nếu trị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ Y tế ban hành thì thời gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày (không phân biệt thời gian đóng BHXH).

- Về tỷ lệ hưởng BHXH: Trong thời gian nghỉ bệnh người lao động được hưởng 75% lương cơ bản.

Để tính BHXH trả thay lương cho các đối tượng hưởng lương BHXH, kế toán căn cứ vào Bảng chấm công, giấy nghỉ ốm, phiếu nghỉ hưởng BHXH đã được cơ quan Y tế xác nhận.

Ví dụ: Căn cứ vào Bảng chấm công tháng 03/2009 của phòng Kế toán-Tài vụ và Phiếu nghỉ hưởng BHXH ngày 08/03/2009, chị Nguyễn Lan Anh có số lương tháng đóng BHXH là 3.813.000 đồng, lương bình quân ngày là 173.318 đồng trong tháng 03/2009 chị nghỉ ốm 5 ngày và được thanh toán BHXH cả 5 ngày.

Khi đó:

BHXH trả thay lương của chị Anh = 173.318 x 75% x 5 ngày = 649.942,5 đồng Căn cứ vào số liệu tính toán BHXH trả thay lương, kế toán lập bảng thanh toán BHXH cho từng bộ phận hoặc cho toàn công ty trong tháng. Bảng thanh toán BHXH được lập làm 2 liên, một liên lưu tại phòng Kế toán, một liên gửi cơ quan quản lý quỹ BHXH để thanh toán số thực chi. (Xem phụ lục12, 13)

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Nam Thăng Long (Trang 28 - 30)