Đặc điểm NVL và quản lý NVL, CCDC:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty chế biến nông sản thực phẩm – xuất khẩu Hải Dương (Trang 46 - 48)

II. TH ỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU HẢI DƯƠ NG

1- Đặc điểm NVL và quản lý NVL, CCDC:

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG 47 Lớp 6.11

Vật liệu là tài sản dự trữ thường xuyên biến dộng, các doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành thu mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất chế biếtn và các nhu cầu khác cho doanh nghiệp.

Xuất phát từ vai trò, đặc điểm quản lý vật liệu, CCDC của công ty thì trong quá trình SXKD đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ ở mọi khâu từ khâu thu mua sử dụng và dự trữ.

+ Ở khâu thu mua: Đòi hỏi phải quản lý về số lượng, khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí thu mua cung cấp như kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ở khâu bảo quản: Cần tổ chức kho tàng bến bãi bằng cách trang bị đầy đủ ở các phương tiện cân đối thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại VL, tránh hư hỏng.

+ Ở khâu sử dụng: Đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức tiêu hao VL trong giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh ngiệp. Do vậy trong khâu này cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng VL, CCDC trong giá thành sản xuất.

+ Ở khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình SXKD được bình thường, không bị ngừng trệ, ứ động vốn do dự trữ vốn quá nhiều.

Tóm lại: Quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu bảo quản và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp.

* Khái niệm về NVL, CCDC sử dụng ở công ty:

Công ty chế biến nông sản thực phẩm có quy mô lớn, chuyên sản xuất chế biến các loại rau, quả, thịt... Đây là nguyên liệu chính hình thành nên sản phẩm. Sản phẩm của Công ty phục vụ cho nhu cầu của nhiều ngành nghề khác nên vịêc sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị ngừng trệ. Vì vậy tình hình thu mua nguyên liệu cũng đòi hỏi được tiến hành đều đặn, ổn định. Việc tổ chức quản lý tình hình thu mua, sử dụng là tương đối khó khăn, phức tạp đối với cán bộ quản lý, nhân viên kế toán NVL. Do công việc như vậy nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ

quản lý kế toán NVL không chỉ có trình độ mà còn phải có trách nhiệm trong công việc.

NVL được sử dụng trong quy trình sản xuất ở công ty là các loại NVL pohục vụ cho ngành chế biến như rau, quả, thịt... Đây là NVL chính chiếm tỷ trọng 70% giá trị sản phẩm và cũng dễ bị giảm phẩm chất nếu không bảo quản tốt, thường xuyên để nơi thoáng mát và phải có khay đựng, tránh bị nấm mốc làm hỏng thực phẩm, các loại rau quả...

Công cụ dụng cụ là những thứ cần thiết cho quá trình sản xuất như: Dao cắt, kéo, bàn, dây chuyền, quần cáo bảo hộ lao động, găng tay, bóng đèn, cầu ao... với đặc tính lý hoá khác nhau vì vậy đòi hỏi phải có biện pháp dự trữ và bảo quản phù hợp đúng thời hạn, không để lâu.

Hiện nay NVL dùng trong sản xuất của công ty chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu sản phẩm hoàn thành. Do vậy chỉ cần một biến động nhỏ về phí vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì Giá Thành là một yếu tố quan trọng giúp công ty cạnh tranh mở rộng thị trường của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty chế biến nông sản thực phẩm – xuất khẩu Hải Dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)