Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007 (Trang 37 - 44)

II. Một số phương pháp thống kê sử dụng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

1. Thực trạng thống kê và yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

* Thực trạng thống kê ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là công ty hoạt động dưới hình thức cổ phần theo đúng quy định của pháp luật, do đó mọi hoạt động của công ty đều mang tính chất công khai và yêu cầu hiệu quả tối đa.

Do mới thành lập nên hoạt động thống kê của công ty còn đơn giản và chưa có một bộ phận chuyên môn để đảm nhiệm. Hoạt động thống kê của công ty vẫn chủ yếu do các cán bộ phòng kế toán – tài chính thực hiện nên còn nhiều thiếu sót và chưa đảm bảo được tính hiệu quả thực sự của thống kê.

Tuy vậy, hoạt động thống kê vẫn được lãnh đạo của công ty hết sức quan tâm và luôn chỉ đạo thực hiện tốt. Chính điều đó đã giúp cho lãnh đạo công ty nắm bắt chính xác và nhanh chóng tình hình của công ty không chỉ là về TSCĐ mà cả về lao động, sản xuất, kinh doanh…

Hiện tại, công ty sử dụng phương pháp thống kê chủ yếu là phương dãy số thời gian.

* Yêu cầu của các phương pháp thống kê sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Để phân tích các yếu tố của TSCĐ thì các phương pháp thống kê được sử dụng ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ phải đảm bảo các yêu cầu:

- Tính khả thi: các phương pháp thống kê đưa ra phải có tính khả thi, tức là phải đảm bảo là thực hiện đượcvề các mặt: số liệu cho việc tính toán, thời gian tính toán, kinh phí cho công tác thống kê…

- Tính hiệu quả: các phương pháp thống kê đưa ra kết quả phải đảm bảo hiệu quả trong việc phân tích tình hình không chỉ về TSCĐ và

cả về lao động, sản xuất, kinh doanh… giúp cho việc nhận định, quản lý và hoạch định chính sách của lãnh đạo công ty.

- Tính chính xác: các số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác để phục vụ cho việc tính toán và phân tích, không chỉ số liệu mà các phương pháp thống kê đưa ra tính toán cũng phải đúng quy trình, cách thức và kết quả phải chính xác để cho việc sử dụng tạo ra hiệu quả tối đa.

- Tính so sánh: các số liệu tính toán phải đảm bảo tính so sánh cho các trường hợp cần thiết…

- Tính linh hoạt: các phương pháp thống kê phải đảm bảo tính linh hoạt, tức là có thể sử dụng đối với nhiều loại số liệu không chỉ cho TSCĐ mà cho cả lao động, sản xuất, kinh doanh… đồng thời trong những trường hợp cần thiết thì có thể thay thế bằng phương pháp khác để đạt hiệu quả tối đa.

* Một số phương pháp thống kê đưa ra trong chuyên đề để phân tích tình sử dụng TSCĐ ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Đối với công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thì em sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp chỉ số và dãy số thời gian, đồng thời sử dụng thêm một số mô hình kinh tế để phân tích về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty.

Để phân tích về TSCĐ của công ty thì việc sử dụng một phương pháp dãy số thời gian như ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là không đủ. Do dó em lựa chọn sử dụng thêm phương pháp chỉ số và đưa ra một số mô hình kinh tế nhằm:

+ Hoàn thiện việc tính toán về TSCĐ với tất cả các lĩnh vực liên quan của nó trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.

+ Đưa ra thêm một số chỉ tiêu quan trọng và kết quả tính toán của chúng (như về khấu hao, trang bị TSCĐ cho lao động, tác động đến doanh thu…) phục vụ cho việc xem xét đưa ra quyết định của lãnh đạo công ty.

2. Phân tích quy mô, biến động tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ:

Phân tích quy mô và biến động TSCĐ của công ty, em đã sử dụng số liệu về giá trị của TSCĐ và đó là giá ban đầu hoàn toàn.

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ từ năm 2004 đến 2007 ta có bảng số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và TSCĐ của doanh nghiệp:

Bảng 1: Tình hình sản xuất kinh doanh và TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007

STT Chỉ tiêu Đvt 2004 2005Năm2006 2007

1 Giá trị sản xuất (GO) Tr.đ 542 12,430 28,288 30,576

2 Doanh thu - 745 15,327 33,598 39,733

3 TSCĐ

- Giá trị tài sản cố định Tr.đ 4,801 6,852 15,471 20,573 - Nhà cửa, vật kiến trúc - 2,575 3,225 6,698 6,857 - Máy móc thiết bị - 1,566 2,616 7,039 10,553 - Phương tiện vận tải - 625 945 1,455 2,741

- Thiết bị dụng cụ QL - 35 66 248 377

- Tài sản vô hình - 33 45

Mức khấu hao - 403 1,470 3,357 6,991

(Nguồn: Báo cáo tài chính và kế toán TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007)

Qua bảng trên ta thấy được tình hình sản xuất và kinh doanh ở công ty có sự gia tăng lớn qua các năm, đặc biệt là năm 2006 (doanh thu đạt trên 33 tỷ đồng). Cùng với đó là sự gia tăng rất lớn về TSCĐ, cụ thể là năm 2006 TSCĐ đã tăng thêm gần 9 tỷ đồng ( giá trị TSCĐ lên đến hơn 15 tỷ đồng).

Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ là một doanh nghiệp công nghiệp, việc sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tài sản cố định do đó công ty luôn quan tâm tới việc gia tăng và cải tiến tài sản cố định. Nghiên cứu vấn đề này ta tiến hành thống kê quy mô tài sản cố định trong giai đoạn 2004 – 2007. Dựa vào các số liệu ở bảng 1, qua tính toán ta được các số liệu về quy mô và sự biến động TSCĐ ở bảng dưới:

Bảng 2: Quy mô tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 - 2007

Năm Giá trị (Trđ)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

(Trđ) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (giảm)

Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) 2004 4,801 - - - - 2005 6,852 2,051 142.72 42.72 48.01 2006 15,471 8,619 225.79 125.79 68.52 2007 20,573 5,102 132.98 32.98 154.71

Để phân tích quy mô và biến động của nó dựa vào bảng trên, ta sử dụng phương pháp dãy số thời gian (phân tích mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian)

* Dãy số thời gian:

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu mà được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Xét về mặt cấu tạo, dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu.

Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Dãy số thời gian ở trên có khoảng cách thời gian là một năm.

Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số.

Ở công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thì phương pháp dãy số thời gian đã được sử dụng nhưng chỉ là đơn giản với các nội dung về giá trị TSCĐ qua các năm. Do đó, qua chuyên đề này em đã xây dựng thêm một số chỉ tiêu trong dãy số thời gian để thấy rõ quy mô và sự biến động TSCĐ của công ty qua các năm từ 2004 đến 2007.

Các chỉ tiêu của dãy số thời gian tuy rất đơn giản nhưng nó có thể nêu ra một cách tổng quát về tình hình TSCĐ của công ty:

+ Trong đó nó thể hiện thứ nhất là dãy các khoảng cách thời gian và giá trị TSCĐ tương ứng để nêu lên giá trị tổng TSCĐ qua các năm của công ty.

+ Chỉ tiêu giá trị TSCĐ bình quân: thể hiện trong giai đoạn nghiên cứu giá trị của TSCĐ đạt được để có thể so sánh với các giai đoạn khác hoặc là so sánh với đơn vị cùng lĩnh vực…

+ Các chỉ tiêu về lượng tăng giảm, tốc độ phát triển, tốc độ tăng giảm bình quân… nói lên tình hình cụ thể biến động TSCĐ của công ty qua các năm( trong chuyên đề này em sử dụng các công thức liên hoàn của dãy số thời gian). Như lượng tăng giảm nói lên tình hình biến động giá trị TSCĐ từng năm so với năm trước đó, tốc độ phát triển nói lên tỷ lệ % tăng (giảm) của giá trị TSCĐ qua các năm so với năm trước và tốc độ phát triển bình quân nói lên tỷ lệ % tăng (giảm) trung bình của giai đoạn nghiên cứu.

* Phân tích quy mô và biến động TSCĐ:

Bảng 2 phần giá trị TSCĐ là dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau nên giá trị tài sản cố định trung bình trong giai đoạn này được tính theo công thức:

670 , 11 1 4 2 2 05 06 07 04 = − + + + = S S S S S trđ

Ngoài ra còn có những số liệu sau:

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

5,257 1 4 04 07 = − − = S S δ trđ - Tốc độ phát triển bình quân: 4 1 162.43% 4 2 = = − = ∏ i i t t

- Tốc độ tăng (giảm) bình quân: a =t −1=62.43%

Từ những số liệu tính toán được ta thấy, ở đầu kỳ nghiên cứu năm 2004 giá trị tài sản cố định của công ty là 4,801 trđ và đến cuối kỳ nghiên cứu giá trị toàn bộ tài sản cố định là 20,573 trđ tức là tăng 15,772 trđ. Tuy nhiên trong cả thời kỳ, giá trị tài sản cố định tăng ở các thời điểm là khác nhau. Cụ thể, giá trị TSCĐ của công ty tăng 2,051 trđ trong năm 2005 và tăng 8,619 trđ trong năm 2006. Nguyên nhân là do trong các năm này, công ty luôn có sự đầu tư xây dựng mới TSCĐ để theo kịp sự phát triển của ngành cơ khí và để đảm bảo sản xuất cho những hợp đồng lớn.

Như vậy, tuỳ thuộc vào tình hình sản xuất, nhu cầu quản lý và nguồn vốn của công ty mà giá trị TSCĐ đã có sự tăng giảm tuỳ thuộc theo nhu cầu.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ thời kỳ 2004-2007 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w