trong việc giảm quy mô của dự án.
1.3.2.3 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của chu trình dự án: từng giai đoạn của chu trình dự án:
Các báo cáo thường lập và cần lập là báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán. Các báo cáo tài chính là phương tiện thuận lợi và dễ hiểu để tóm tắt các thông tin phù hợp về dự án. Trên các báo cáo tài chính này sẽ một phần nào dự tính các luồng tiền của dự án. Từ các thông tin trên các báo cáo tài chính này, các cán bộ thẩm định sẽ tính được các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng dự án, từ đó ra quyết định đối với dự án.
1.3.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án án
* Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là phân tích căn cứ trên các luồng tiền của dự án. Sau khi tính đến các yếu tố, chúng ta có thể xây dựng được một dãy các luồng tiền trong các năm của dự án như sau:
Năm 0 1 2 3 … t
Luồng tiền Co C1 C2 C3 … Ct
Đối với các dự án thông thường, Co là chi phí đầu tư ban đầu, còn lại là luồng tiền ròng do dự án mang lại trong các năm hoạt động.
Trên cơ sở các luồn g tiền dự tính, các chỉ tiêu về tài chính được tính toán làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.
Giá trị hiện tại ròng: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm ( khi NPV dương) hoặc giảm đi ( khi NPV âm) nếu dự án được chấp nhận.
Ta có công thức tính như sau:
r i Ci Co NPV ) 1 ( + + − = ∑ Trong đó:
Co:Vốn đầu tư ban đầu
Ci: Luồng tiền ròng dự tính năm thứ i r : Tỷ lệ chiết khấu
Việc tính toán giá trị hiện tại ròng liên quan đến việc tính toán: Dự tính lượng tiền đầu tư ban đầu, tức là luồng tiền tại thời
điểm 0. Co là luồng tiền ra nên nó mang dấu âm. Co bao gồm các khoản đầu tư vào tài sản, tạo ra tài sản của dự án. Nó có thể dưới dạng tiền sẵn sàng cho dự án hoạt động, tạo ra tồn kho, mua sắm tài sản cố định. Đó là các khoản chi tiêu cho dự án hoạt động. Trong thực tế, nó bao gồm các khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn đầu tư của dự án.
Dự tính các luồng tìên trong thời gian kinh tế của dự án. Đây là các khoản thực thu bằng tiền trong các năm hoạt động của dự án. Nó được tính bằng doanh thu ròng trừ đi các chi phí bằng tiền của từng năm. Các khoản này có thể thu được tại các thời điểm khác nhau trong năm, nhưng trong tính toán phân tích, người ta thường giả định các luồng tiền diễn ra vào thời điểm cuối năm.
Dự tính tỷ lệ chiết khấu. Rất khó để xác định một tỷ lệ chiết khấu hoàn toàn chính xác. Tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của việc đầu tư vào dự án mà không đầu tư trên thị trường vốn. Cho đến nay vần đề tỷ lệ chiết khấu cho dự án vẫn đang là một vấn đề tranh cãi cho các nhà nghiên cứu, chưa tìm ra được tiếng nói chung. Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát rằng tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ thu nhập của các tài sản tài chính tương đương. Đó là tỷ lệ thu nhập mà nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào dự án.
Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu cơ bản đựoc sử dụng trong phân tích dự án. Một số nhà phân tích tài chính cho đây là chỉ tiêu chính tốt nhất giúp cho việc ra các quyết định đầu tư. Ta nhận thấy khi tỷ lệ chiết khấu r tăng lên, NPV của dự án sẽ giảm xuống. Mục tiêu của doanh
nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu vì vậy khi thẩm định tài chính dự án, chỉ tiêu NPV rất được các nhà đầu tư quan tâm.
NPV phản ánh kết quả lỗ lãi của dự án theo giá trị hiện tại (tại thời điểm 0) sau khi đã tính đến yếu tố chi phí cơ hội của vốn đầu tư. NPV dương tức là dự án có lãi. NPV = 0 chứng tỏ dự án chỉ đạt mức trang trải đủ chi phí vốn. Còn lại dự án có NPV âm là dự án bị lỗ.
Chính vì vậy mà ta thấy quy tắc rất đơn giản là chấp nhận dự án có NPV dương và lớn nhất (nếu có nhiều hơn một dự án có NPV dương). Hay cụ thể hơn đối với các dự án là độc lập nhau, thì dự án được lựa chọn là dự án có NPV >= 0. Dự án có giá trị hiện tại ròng càng lớn thì hiệu quả tài chính đầu tư càng cao, dự án càng hấp dẫn. Đối với các dự án là loại trừ nhau tức là chấp nhận dự án này thì phải loại bỏ dự án khác, thì dự án được lựa chọn là dự án có NPV lớn nhất.
Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này cũng có những rủi ro nhất định. Đó là độ tin cậy của các dự đoán đưa ra như trên. Bởi vì NPV được tính toán dựa trên những dự tính về các dòng tiền của dự án. Nếu những dự đoán đưa ra ở trên mà thiếu sự chính xác thì hiển nhiên việc tính toán NPV trở nên vô nghĩa và việc ra quyết định đối với dự án sẽ bị sai lệch.
Ngoài mối quan tâm đến kết qủa tuyệt đối của việc chấp nhận dự án, các chủ đầu tư còn có thể quan tâm đến tỷ lệ thu nhập bình quân các năm trên vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho phép có thể so sánh trực tiếp với chi phí của vốn đầu tư vào dự án. Đó chính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. ∑ = + + − 0 ) 1 ( IRR i Ci Co Trong đó:
Co: Vốn đầu tư ban đầu
Ci: Luồng tiền dự tính năm thứ i IRR : Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
Để xác định IRR người ta thường sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính: ) ( ) ( 1 2 1 1 2 1 NPV NPV r r NPV r IRR + − + = Trong đó:
r1 là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV1 > 0 r2 là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV2 < 0
Cũng như NPV, IRR liên quan đến việc dự tính các luồng tiền mà dự án sẽ tạo ra trong quá trình hoạt động. Đồng thời ta phải có một tỷ lệ chiết khấu mong đợi để so sánh khi ra quyết định đầu tư.
Ta thấy nếu dự án chỉ có tỷ lệ nội hoàn IRR = r (tỷ lệ chiết khấu) thì các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn góp và lãi đã đầu tư ban đầu vào dự án.
IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tứclà nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu Co. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay có lãi. Vì vậy ta có kết luận thẩm định như sau: Nếu các dự án độc lập nhau, thì dự án có IRR >= r sẽ được chọn. Nếu các dự án loại trừ nhau, ta chọn dự án có IRR cao nhất.
Trong việc tính toán IRR cần lưu ý, không cần phài căn cứ vào tỷ lệ chiết khấu dự tính. Điều đó không có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu là không quan trọng. Như trên đã đề cập, một khi IRR được tính toán, tiêu chuẩn để so sánh là tỷ lệ chiết khấu của dự án.
Khi sử dụng IRR ta phải chú ý rằng cũng như NPV, sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh
tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng tiền.
Khi dự án được lập trong nhiều năm, việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp. Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác, kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.
Sử dụng hai chỉ tiêu NPV và IRR để đánh giá dự án có thể đưa tới cùng một kết luận, đồng thời lại có thể đưa tới hai kết luận trái ngược. Điều đó tùy thuộc vào các luồng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Vì IRR không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư đồng thời để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của dự án đầu tư, nên chủ đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn để đưa ra quyết định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai chỉ tiêu.
* Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn của một dự án là số năm mà tại đó các luồng tiền của dự án được luỹ kế đến một khoản mà bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu.
Công thức như sau:
Vốn đầu tư ban đầu Thời gian hoàn vốn =
Trong công thức thời gian hoàn vốn không đề cập đến giá trị thời gian của tiền. Nguyên lý thời gian hoàn vốn trong đánh giá dự án có hai hạn chế chủ yếu sau:
Bỏ qua giá trị thời gian của tiền: Nguyên lý thời gian hoàn vốn giả định là luồng tiền nhận được trong tương lai cũng ngang bằng về giá trị của luồng tiền nhận được trong năm hiện tại. Trong thực tế, chúng ta cần chiết khấu các luồng tiền trong tương lai để làm chúng ngang bằng về giá trị với các luồng tiền hiện tại, bởi vì các luồng tiền có thể được đầu tư để thu được lãi trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi nguyên lý thời gian hoàn vốn không xem xét đến giá trị thời gian của tiền, không có lý do giải thích tại sao chiết khấu luồng tiền không được sử dụng trong các phân tích này.
Bỏ qua các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn: Chỉ có luồng tiền ở giai đoạn cuối cùng mà vốn ban đầu đã được bù đắp được coi là phù hợp trong các phân tích này, và vì vậy nguyên lý thời gian hoàn vốn tạo ra một bức tranh không hoàn chỉnh về tài chính của dự án. Tất cả các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn bị bỏ qua.
Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cũng được áp dụng khá rộng rãi trong thực tế bởi vì :
Đơn giản: Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu và dễ tính hơn so với nguyên lý chiết khấu luồng tiền.
Tạo bức màn che cho dự án: Nó cung cấp một công cụ để che dấu dự án. Nếu một dự án không tìm được tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn, nhà quản lý có thể từ chối dự án mặc dù các luồng tiền lớn tiềm ẩn được tính trong tương lai.
Khan hiếm tiền: Khi một công ty bị khan hiếm tiền, công ty sẽ lựa chọn các dự án có thể bù đắp được vốn đầu tư ban đầu trong thời gian ngắn nhất. Một công ty ít vốn có thể không đợi được kỳ trả tiền lớn của một dự án với thời gian hoàn vốn lâu nhưngNPV khả thi. Thậm chí trong các trường hợp, nó nên sử dụng cùng với một phương pháp chiết khấu luồng tiền.
Các rủi ro của dự án: Công cụ thời gian hoàn vốn cung cấp những cách nhìn nhận rủi ro của một dự án. Các luồng tiền thu được trong thời gian sớm thì sẽ ổn định hơn các luồng tiền nhận được từ các năm sau. Các luồng tiền càng xa trong tương lai thì mức độ không ổn định càng cao.
*Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi PI: Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị
đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được. Chỉ số doanh lợi được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu.
PI = PV
CFo
Trong đó:
Cfo : Số vốn đầu tư ban đầu PV: Dòng tiền sau mốc 0
Nếu PI >= 1 cho thấy dự án có chỉ số doanh lợi càng lớn thì hiệu quả tài chính dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Cũng như chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu PI cũng rất được quan tâm. Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV , thường cùng đưa tới một quyết định. Nó đơn giản và dễ diễn đạt., Tuy nhiên do chỉ tiêu chỉ đưa lại số tương đối nên khó sử dụng trong một số trường hợp ví dụ như hai dự án loại trừ nhau.
*Chỉ tiêu điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu thu được bằng với các chi phí bỏ ra.
Đối với dự án sản xuất thì điểm hòa vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Để đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư cần phải xem xét hiệu quả tài chính dự án một cách toàn diện bằng việc kết hợp tất cả các nhóm chỉ tiêu phân tích mặt tài chính của dự án cũng như các chỉ tiêu trong cùng nhóm. Tuy nhiên, khi vận dụng phân tích các chỉ tiêu của dự án cụ thể phải rất linh hoạt, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn những chỉ tiêu đặc trưng thích hợp với từng đề án để xem xét, phân tích.
Khi nghiên cứu các chỉ tiêu, vấn đề quan trọng nhất và cần thiết là phải ước tính được thu nhập, chi phí, lợi nhuận, luồng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu của dự án. Độ chính xác của các dự tính này càng cao thì mức độ thành công của dự án càng cao.
Luồng tiền ròng của một dự án là căn cứ để đánh giá dự án, được xác định dựa vào số chênh lệch giữa lượng tiền nhận được với lượng tiền đã chi tiêu. Những dự báo về thu, chi của dự án được lập theo phương pháp kế toán là căn cứ để xác định luồng tiền ròng của dự án. Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khâu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng để tính luồng tiền ròng của dự án, khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, khấu hao chỉ là một yếu tố của chí phí làm giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, khấu hao được coi là một nguồn thu nhập của dự án. Thông
thường luồng tiền ròng của dự án là toàn bộ lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố đinh.
Ci = LNSTi + Di Di là khấu hao tài sản cố định năm thứ i
Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án là một việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là tỷ suất lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro khi bỏ vốn đầu tư vào dự án. Tỷ lệ chiết khấu dự kiến được xác định dựa trên chi phí vốn đó là chi phí trả cho nguồn vốn huy động, nó được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên