II/ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNN tại Chi nhánh NHCT Khu vực ba đình
1/ Các giải pháp về phía Chi nhánh NHCT Ba Đình 1 Giải pháp về tăng cường vốn để cho vay DNNN
1.3/ Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ một ngành nghề sản xuất kinh doanh nào. Đặc biệt trong kinh doanh tiền tệ của các NHTM, xuất phát từ đặc trưng hoạt động kinh doanh được thực hiện trên một diện rộng, rất đa dạng, phong phú và phức tạp, có liên quan đến hầu hết đến tất cả các ngành kinh doanh trong nền kinh tế, vì vậy, yếu tố rủi ro luôn tiểm ẩn và có nguy cơ to lớn. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết đối với mọi NHTM nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao và chất lượng tín dụng tốt. Đối với NHCT Ba Đình trước hết cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
những hậu quả lớn có thể xẩy ra đối với mỗi ngân hàng, nhất là những ngân hàng nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ, nó được biểu thị dưới hình thức mỗi ngân hàng nên đa dạng hoá ngành nghề cho vay, không nên tập trung quá nhiều vốn cho một người vay, hạn chế cho vay những lĩnh vực có độ rủi ro cao, những lĩnh vực kinh doanh hay sản phẩm mà thị trường đã có dấu hiệu bão hoà, sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh,…
• Nghiên cứu và hình thành các đảm bảo tín dụng chắc chắn
Khi nói về phương thức bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM người ta thường sử dụng hai phương thức mà về nguyên tắc được phân thành bảo đảm bằng con người và bảo đảm bằng đồ vật, tài sản. Tuy nhiên việc sử dụng đảm bảo có thể khác nhau trong từng trường hợp bởi vì nó còn phụ thuộc vào quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và ở các loại tín dụng khác nhau. Cho nên vấn đề đặt ra là phải tìm ra những hình thức bảo đảm tốt nhất, không chỉ thực hiện kỹ lưỡng và chính xác theo quy định pháp lý khi đặt ra đảm bảo mà trong đó cũng phải giám sát chi tiết các đảm bảo trong thời hạn tín dụng. Cần chú ý tới các yếu tố sau:
- Người bảo lãnh phải có đủ điều kiện và khả năng
- Tài sản đảm bảo phải được nghiên cứu theo giá cả số lượng và chất lượng trên thị trường
- Việc lựa chọn đảm bảo phải phù hợp với tính chất của khoản vay
Trên thực tế áp dụng, nếu ngân hàng làm tốt việc thế chấp tài sản, kiên quyết từ chối cho vay nếu tài sản thế chấp không đầy đủ, rõ ràng thì chắc chắn sẽ hạn chế được phần lớn những rủi ro vì ít nhất món vay đã được đảm bảo bằng tài sản có giá trị lớn hơn nhiều.
hàng tốt, có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có hướng phát triển tốt,… Xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng trên cơ sở nâng cao chất lượng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng. Để nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng cần có những tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Chất lượng đánh giá khách hàng được nhận định chủ yếu qua khả năng phân tích tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Điều này có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng. Đánh giá khách hàng càng chính xác, chất lượng tín dụng thu được càng cao bởi thông qua đánh giá ngân hàng sẽ định được mức độ an toàn về vốn đầu tư, từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Muốn nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng điều cần thiết là phải xây dựng được phương pháp phân tích kinh tế, xếp loại khách hàng thống nhất, kết hợp với hoạt động Marketing trên cơ sở số liệu thu thập được, qua báo cáo của khách hàng và sự thẩm định của cán bộ tín dụng.
• Thực hiện hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro
Thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin có liện quan đến khách hàng và thị trường luôn được coi là quan trọng hàng đầu trông công tác thẩm định tín dụng. Để công tác thông tin phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả, Chi nhánh NHCT Ba Đình cần:
- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho tổ thông tin phòng ngừa rủi ro tại Chi nhánh để có điều kiện thu thập và cung cấp thông tin kịp thời.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm trang bị phương pháp tìm kiếm, tra cứu, phân tích các thông tin từ thị trường để cung cấp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo trước khi quyết định cho vay.
Công tác kiểm tra, kiểm soát là một công tác không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính thông qua công tác này mà ngân hàng nắm được thực trạng kinh doanh của mình, biết được những thông tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của đối tác vay vốn. Trên cơ sở đó có những biện pháp củng cố và chấn chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng hoạt động của mình đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.
Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, công tác kiểm tra, kiểm soát cần được tổ chức theo hướng: thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý, có hiệu quả để giám sát các quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi hết nợ. Theo định hướng đó, cần tăng cường giám sát tình hình sử dụng tiền vay, trả nợ lãi của khách hàng, kiểm soát việc thực hiện chính sách, quy định của Ngành, của Đảng và Nhà nước.
Công tác giám sát phải đạt được các mục tiêu: thường xuyên nắm được tình hình tài chính và sự biến đổi trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; Phân định rõ ràng nguồn vốn nào dùng cho sản xuất, nguồn vốn nào dùng cho kinh doanh vì hiện nay các DNNN đang hoạt động rất đa dạng, kết hợp vừa sản xuất vừa kinh doanh và nhất là đối với các DNNN thuộc loại hình Tổng công ty 90,91; Nắm vững chu kỳ sản xuất và tiêu thụ của doang nghiệp để có kế hoạch giúp doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh và thu nợ, thu lãi về cho ngân hàng; Ngoài ra cũng cần lưu ý đến những thông tin khác có liên quan đến các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, tăng cường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.