Hành vi bầy đàn

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và Fama French dự báo tỷ suất sinh lợi để KD chứng khoán.pdf (Trang 42)

6. Những từ viết tắt

2.1.5 Hành vi bầy đàn

Một chân lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Nói rõ hơn, quan điểm của người mua và người bán là khác nhau. Người bán kì vọng giá sẽ giảm, trong khi người mua kì vọng giá sẽ lên. Hoặc người bán hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường trở nên hấp dẫn. Sự sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng đã phản ánh phần nào chân lý ấy.

Thật vậy, sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2007 đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Có quan điểm cho rằng thị trường bị dẫn dắt bởi nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại có quan điểm cho rằng nguyên nhân chính là do có sự tham gia quá đông của các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước - thiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng. Tâm lý vốn có con người trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. Một khi nhà đầu tư không tin vào chất lượng và tính minh bạch của thông tin, kết hợp với khả năng phân tích thông tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác trên thị trường. Hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu hướng thị trường nào đó kéo dài liên tục có thể làm giá chứng khoán đi quá xa giá trị cơ bản của chúng, gây nên sự bất ổn trong giá.

Theo bài nghiên cứu của TH.S Trần Thị Hải Lý về “ Hành vi bầy đàn- Trên thị trường chứng khoán việt nam- Nguyên nhân và một số giải pháp” vào tháng 6/2010. Để kiểm định tâm bầy đàn trong đầu tư này tác giả sử dụng cách tiếp cận hành vi bầy đàn dựa trên độ phân tán tỷ suất sinh lợi của các chứng khoán so với tỷ suất sinh lợi thị trường của Chang, Cheng và Khorana (2000). Bằng cách hồi quy độ phân tán trung bình của tỷ suất sinh lợi các chứng khoán giao dịch trên HOSE từ 01/01/2002 đến 31/12/2008 so với tỷ suất sinh lợi thị trường theo tỷ suất sinh lợi tuyệt đối của thị trường và tỷ suất sinh lợi thị trường bình phương trong cùng thời kỳ trên cơ sở thu thập dữ liệu giá đóng cửa của 169 công ty mẫu trên sàn HOSE

trong cùng thời kỳ. Với kiểm định này, tác giả cho rằng hành vi bầy đàn tồn tại rất mạnh trên thị trường Việt Nam và hành vi bầy đàn trong trường hợp thị trường tăng cao hơn trường hợp thị trường giảm, như vậy khi thị trường tăng càng mạnh, rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu gần như chuyển thành rủi ro thị trường và chi phối rủi ro tổng thể.

Rất khó để chúng ta có thể dự báo trước diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt quá giá trị thật hơn 30% nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng sôi động, khiến cho cung không đủ cầu. Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả hoàn toàn thất bại ở Việt Nam. Vì thiếu kinh nghiệm và kiến thức cần thiết nên thậm chí có nhiều nhà đầu tư còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà đầu tư nước ngoài. Có hiện tượng trên xảy ra là vì huynh hướng bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư sợ rằng người khác sẽ có nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, nhà đầu tư cảm thấy có sự thôi thúc đối với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước ngoài. Đã đến lúc cần một cái nhìn đầy đủ về tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư.

Và lâu nay vẫn có quan niệm sai lầm cho rằng chỉ ở Việt Nam thì mới có tâm lý bầy đàn trong đầu tư như thế. Sự thật thì tâm lý đám đông xuất hiện ở hầu hết các thị trường mới nổi thậm chí ngay cả ở các thị trường phát triển thì vẫn có những giai đoạn tồn tại tâm lý đám đông. Lịch sử kinh tế thế giới đã không chứng kiến nhiều vụ nổ bong bóng và khủng hoảng như khủng hoảng Hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea -Anh ( 1711-1720), khủng hoảng Bất động sản Florida- Mỹ (1920-1922), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng Châu Á 1997, khủng hoảng dotcom.

2.2 Những hạn chế và khó khăn trong quá trình định giá ở thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.2.1 Thiếu thông tin, chất lƣợng thông tin chƣa đƣợc tin cậy cao

Thiếu thông tin và những bất cập về thông tin là vấn đề cơ bản làm cho thị trường chứng khoán không có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Trong những năm vừa qua, nhiều bất cập về chất lượng và vi phạm về việc thiếu minh bạch thông tin liên tiếp xảy ra và đáng ngạc nhiên là số vụ vi phạm có xu hướng tăng theo sự gia tăng của số lượng công ty niêm yết.

Điều này cho thấy chất lượng và hệ thống minh bạch thông tin trên thị trường chưa được thực thi hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực đến tính hiệu quả của thị trường và niềm tin của các nhà đầu tư đối với những thông tin được công bố.

Việc thiếu thông tin và tồn tại những bất cập đã ảnh hưởng đến các phương pháp định giá như sau:

 Thiếu thông tin thống kê về thị trường: hoạt động thống kê theo ngành, theo lĩnh vực kinh doanh và theo các tiêu thức khác vẫn là một vấn đề chưa giải quyết được hoàn toàn, nguyên nhân là chúng ta chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc. Vì vậy chất lượng những thông tin công bố không có sự đảm bảo nào, do vậy không có một cơ sở dữ liệu chung để thống kê phục vụ cho công tác định giá.

 Thiếu những thông tin nghiên cứu về chứng khoán như những tờ báo của tổ chức xếp hạng tín dụng. Việc không tồn tại các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là một trở ngại lớn cho quá trình định giá.

2.2.2 Những giao dịch có vấn đề

Những giao dịch có vấn đề thường nảy sinh đối với thị trường các nước mới nổi, do có sự quản lý lỏng lẻo của pháp luật cũng như sự thiếu hiểu biết của những người tham gia thị trường. Những thông tin nội gián, thao túng giá và tung tin đồn sai sự thật được sử dụng để kiếm lời riêng thường là những hành động làm ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu. Hành vi sai phạm này chủ yếu đến từ phía nhà đầu tư, các cổ đông nội bộ và một số công ty chứng khoán. Thực tế có những công ty chứng khoán chấp nhận các phiếu đặt lệnh không hợp lệ, không đầy đủ thông tin, có trường hợp nhân viên công ty chứng khoán ký vào phiếu lệnh thay nhà đầu tư. Một số công ty chứng khoán có hiện tượng chèn lệnh của nhân viên hoặc lệnh tự doanh của mình lên trên lệnh của nhà đầu tư hoặc ưu tiên lệch của những nhà đầu tư thân tín. Đối với hành vi thao túng giá, một số nhà đầu tư sử dụng nhiều tài khoản để cùng lúc đặt lệnh mua và bán một loại chứng khoán, một số trường hợp các nhà đầu tư thông đồng với nhau để cùng thực hiện các lệnh mua và bán khối lượng lớn trên một mã chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu giả về chứng khoán này. Thị trường tồn tại khá phổ biến hành vi giao dịch nội gián, một số cá nhân có lợi thế về mặt thông tin đã thực hiện giao dịch để hưởng lợi trước khi thông tin đó được công bố rộng rãi ra công chúng. Hơn 10 năm hoạt động của thị trường chứng khoán, có những tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty niêm yết và ảnh hưởng không tốt tới thị trường. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm còn khá nhẹ nên các vi phạm vẫn tiếp diên và có trường hợp tái diên.

Vì vậy giá giao dịch thời gian trước đây có khoảng cách rất lớn với giá trị nội tại của cổ phiếu.

2.2.3 Chuẩn mực kế toán và những bất cập:

Chuẩn mực kế toán của Việt Nam liên quan đến cổ phiếu còn nhiều vấn đề, như cổ phiếu ngân quỹ chỉ được Bộ tài chính ra văn bản hướng dẫn sau khi các công ty niêm yết đã thực hiện mua bán một thời gian, hoặc một số công ty cổ phần chưa niêm yết trước đây thậm chí có thể vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu của chính mình. Mặt khác, vấn đề liên quan đến tài sản vô hình, cách thức hạch toán và khấu hao chúng như thế nào, vấn đề đất đai, vốn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá chứng khoán. Không những thế, do các doanh nghiệp thực hiện chưa đúng quy định về hạch toán kế toán hoặc hạch toán không đầy đủ, dẫn đến các khoản mục trên báo cáo tài chính chưa phản ánh chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, khiến cho việc so sánh hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp thông qua kết quả trên báo cáo tài chính trở nên khập khiêng, thậm chí kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trước và sau kiểm toán chênh lệch nhiều, một số chênh lệch là do sự không nhất quán trong trong hạch toán của doanh nghiệp và của kiểm toán viên. Thông tin trên báo cáo thường niên của doanh nghiệp còn nghèo nàn, báo cáo thường niên hiện nay chỉ đơn thuần trình bày các báo cáo tài chính bắt buộc như bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo thuyết minh các báo cáo tài chính. Báo cáo thuyết minh cũng khá sơ sài và có những khoản mục vẫn chưa được thuyết minh rõ ràng. Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp VN hiện nay chưa có phần phân tích của ban quản trị về vị thế tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, phân tích rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt.

Ngoài ra, Doanh nghiệp niêm yết bóp méo báo cáo tài chính. Trong 2008, thị trường VN đã xảy ra trường hợp bóp méo số liệu và đã bị phát hiện (công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết). Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết đã lập báo cáo tài chính quý và năm sai lệch để công bố ra thị trường, bóp méo doanh thu, tạo lợi nhuận giả. Nghiêm trọng là việc thua lỗ của công ty Bông Bạch Tuyết bị che dấu trong nhiều năm. Mặc dù đây là trường hợp vi phạm đầu tiên được phát hiện nhưng nó đã ảnh hưởng xấu lên niềm tin của thị trường về chất lượng thông tin của các báo cáo tài chính được kiểm toán.

2.2.4 Quy mô nhỏ nên thiếu sự so sánh

Quy mô thị trường chính thức còn bé, nên không thể tìm kiếm những công ty tương tự như nhau để định giá. Hai công ty niêm yết cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhưng rõ ràng

không thể so sánh chúng với nhau được do chúng có quy mô, sản phẩm, tốc độ tăng trưởng khác nhau.

2.2.5 Vấn đề công ty gia đình

Những công ty cổ phần vốn nhỏ từ 10-15 tỉ đồng rất dễ trở thành một dạng công ty gia đình với thành viên Hội đồng quản trị, và Ban Tổng giám đốc là người nhà. Điển hình ở Việt Nam là công ty cổ phần Giấy Hải Phòng, CTCP Đồ Hộp Hạ Long, hay CTCP Kinh Đô. Đối với những công ty cổ phần gia đình như vậy việc định giá rất khó khăn do có thể bị chi phối bởi gia đình nắm giữ.

2.2.6 Trình độ hiểu biết chung về chứng khoán còn hạn chế

Thị trường chướng khoán Việt Nam đi vào hoạt động với thăm niên chưa lâu nên tất cả những vấn đề liên quan đến nó còn rất mới mẻ đối với người dân, các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các cơ quan quản lý. Trong đó, khả năng phân tích của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế. Giai đoạn thị trường tăng mạnh cũng là giai đoạn mà lượng tài khoản nhà đầu tư tăng mạnh, trên HOSE lượng tài khoản nhà đầu tư tăng từ 13520 tài khoản năm 2002 lên 106393 tài khoản năm 2006 và 349402 tài khoản vào năm 2007 (theo Báo cáo thường niên HOSE 2008), trong đó tài khoản của nhà đầu tư cá nhân chiếm 99% tổng số tài khoản của các nhà đầu tư trên thị trường, với kinh nghiệm chưa nhiều nên các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam ít có khả năng phân thông tin, họ mua bán chứng khoán theo hành động của các nhà đầu tư khác, nếu quan sát thấy các nhà đầu tư khác mua, họ cũng mua và ngược lại.

Chính vì những khó khăn này mà hiện nay việc định giá trên thị trường chứng khoán nước ta vẫn rất trì trệ, do vậy cần có những biện pháp tích cực hạn chế những khó khăn này từng bước đưa hoạt động định giá có chuyên nghiệp hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

2.3 Tình hình vận dụng các mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi để kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay: khoán ở Việt Nam hiện nay:

Thị trường chứng khoán việt nam đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm từ khi mới ra đời cho đến nay. Ở các nước trên thế giới thì việc định giá trước hết được phải có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi đáng tin cậy để ước lượng ri trước khi hiện giá các dòng thu nhập tương lai. Tuy nhiên, từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn chưa có một mô hình dự báo tỷ suất sinh lợi nào được áp dụng, nguyên nhân là vì thị trường Việt Nam còn non trẻ, còn chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách kiểm soát của Nhà nước, thị trường vẫn chưa hoạt động

thật hiệu quả nên không thể tìm được những nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi tỷ suất sinh lợi, do đó vẫn chưa thể xây dựng một mô hình đáng tin cậy nào. Vì thực tế đó, nên khi tiến hành định giá chứng khoán, các nhà đầu tư Việt Nam vẫn thường bỏ qua bước dự báo tỷ suất sinh lợi. Điều này dễ dẫn đến các ước tính mang tính chủ quan và không phản ánh hết những thay đổi trong quá khứ của chứng khoán đó. Ngoài ra, các tổ chức định giá đưa ra khuyến nghị đầu tư có thể dễ dàng điều khiển thị trường cho những mục đích riêng thông qua việc định giá dựa những trên tỷ suất sinh lợi khác nhau. Điều này sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân, do họ tin tưởng vào tính chuyên nghiệp của các tổ chức định giá, khi đó giả cả thị trường sẽ có thể bị thao túng và cổ phiếu không còn ở mức giá trị thực của nó nữa.

Thị trường Việt Nam hiện vẫn còn có sự tham gia rất động của các nhà đầu tư cá nhân. Trong đó, cách lựa chọn phương pháp đầu tư của từng nhà đầu tư cũng khác nhau, có nhà

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình CAPM và Fama French dự báo tỷ suất sinh lợi để KD chứng khoán.pdf (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)