II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành
c. Tỷ số giữa vốn đầu tư và GDP
Tỷ số này cho biết để tạo một đồng vốn GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
Bảng tỷ lệ giữa vốn đầu tư và GDP
Năm Cả nước Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước
Đầu tư nước ngoài 2001 0.35 0.55 0.17 0.45 2002 0.37 0.56 0.2 0.47 2003 0.39 0.53 0.26 0.43 2004 0.4 0.5 0.34 0.38 2005 0.4 0.5 0.34 0.38 2006 0.42 0.51 0.35 0.4 2007 0.45 0.5 0.36 0.64
2008 0.47 0.52 0.37 0.67
2009 0.49 0.53 0.4 0.7
(Nguồn: tính toán theo số liệu của TCTK)
So với các nước, Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ I/GDP cao, và cao chủ yếu là do khu vực kinh tế nhà nước. Điều này có nghĩa là để tạo thêm một đồng GDP ngày càng cần nhiều vốn đầu tư hơn hay nói cách khác, hiệu quả đầu tư của khu vực này ngày càng sút giảm. Mặc dù sự đóng góp của vốn vào GDP giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bình quân giai đoạn 2001 – 2007 để tạo một đồng GDP cần 0.52 đồng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước, 0,29 đồng từ khu vực ngoài nhà nước, 0,45 đồng vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Những con số trên càng chứng tỏ rằng hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước còn rất thấp, so với cả nước và so với các khu vực kinh tế khác.
Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, có thể tổng hợp thành một số điểm như sau: Về chủ quan, đó là do chủ trương đầu tư sai, do các cá nhân chạy theo lợi ích riêng trước mắt, chạy theo tư lợi mà quên đi lợi ích lâu dài, do quy hoạch còn chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, do quản lý khu vực này còn nhiều tiêu cực, tham nhũng còn tồn tại, gây nên thất thoát, lãng phí rất lớn. Về khách quan, đầu tư nhà nước là các khoản đầu tư có thời gian dài, thời gian hoàn vốn chậm, có độ trễ lớn, khối lượng vốn lớn, chủ yếu là các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng, lĩnh vực mà tư nhân không muốn và không đủ khả năng tham gia, các lĩnh vực này thường không đem lại nhưng hiệu quả kinh tế cụ thể, hay nói cách khác là rất khó có thể lượng hóa được đóng góp của nó vào GDP.
Vốn đầu tư khu vực nhà nước có tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn xã hội, nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng năng lực sản xuất mới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ cá thành phần kinh tế khác làm tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng nhanh. Bên cạnh đó, cần khắc phục các hạn chế, yếu kém của khu vực này như: tình trạngcthất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải, nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản….. nhằm hoàn thiện hệ thống vốn đầu tư toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn khu vực nhà nước.