Nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp ở Việt Nam (FII)

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.doc (Trang 51 - 52)

II. Thực trạng nguồn vốn đầu tư xã hội phân theo nguồn hình thành

b. FDI tác động tới cơ cấu ngành

3.3.2 Nguồn vốn từ đầu tư gián tiếp ở Việt Nam (FII)

Nguồn vốn FDI đã có đóng góp tích cực cho sản xuất công nghiệp, tăng cho kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm nhưng lại không giúp cho chúng ta tạo được doanh nghiệp lớn cho chính mình. Ngược lại vốn FII đưa vào doanh nghiệp do người Việt nắm quyền quản lý đã giúp cho doanh nghiệp trong nước tăng trưởng nhanh, có thể tiến tới hình thành được những tập đoàn đa quốc gia mang thương hiệu Việt. Thực tiễn cho thấy VIệt Nam hoàn toàn có thể thu hút mạnh nguồn vốn FII để thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

Ở nước ta, đến nay đã có những thành công trong tập trung thu hút nguồn vốn FDI nhưng chưa mấy quan tâm tới nguồn vốn FII. Sau khủng hoảng kinh tài chính khu vực 1997, dòng vốn FII chảy vào có xu hướng gia tăng, song vào năm 2001 chỉ bằng 1,2% so với nguồn FDI,đến năm 2004 tăng lên 3,7% nhưng còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn này, tỷ lệ thu hút FII/FDI của Thailand, Malaysia và Trung Quốc đã là 30-40%.

Từ những nhân tố mới trong nền kinh tế nước ta, tổ chức ngoại thương Nhật Bản đã nhận định, trong 5-10 năm tới xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển dịch dần địa điếm sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để phân tán rủi ro,từ đây cả nguồn vốn trực tiếp và gián tiếp của Nhật Bản cũng sẽ tăng lên mạn mẽ. Tổng hợp tình hình đầu tư cho thấy từ quý II/2006 nguồn vốn FII vào Việt Nam tăng lên đáng kể góp phần làm thị trường chứng khoán nóng lên với chỉ số giá ”phi mã”. Đầu năm 2007 luông vốn này còn tăng mạnh hơn, ước tính đến nay lên trên 4 tỷ USD, chiếm 1/3 tổng giá trị vốn hóa thị trường .

Mặc dù có nhiều xu thế biến động tích cực ,song nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc làm trong lĩnh vực này còn mang tính tự phát, chưa có sự quan tâm đúng tầm từ phía nhà nước. Có nhiều nguyên nhân hạn chế việc thu hút vốn FII, song số đông phân tích cho rằng khung pháp lý của nước ta chưa đồng bộ. Do vốn FII mang tính cổ phần trong đầu tư doanh nghiệp nên để thu hút đựợc nguồn vốn này, ngoài cải thiện và thay đổi khung pháp lý còn cần tăng cường hơn nữa cổ phần hóa doanh nghiệp, cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp và phát triển nhanh thị trường chứng khoán.

Để quyết định đầu tư, điều quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài là hiểu đựợc chân thực và chính xác hoạt động của doanh nghiệp. Tình trạng phổ biến hiện nay

cổ đông, hệ thống kiểm toán kế toán còn nhiều bất cập, việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa tính theo sổ sách rất khó để xác định giá trị thực. Với hệ thông thông tin yếu kém, doanh nghiệp trong nước khó lòng có thể cung cấp được đầy đủ tình hình hoạt động cũng như dự báo tương lai cho nhà đầu tư nước ngoài để thu hút vốn.

Mặc dù họat động xúc tiến đầu tư đã được tiến hành, nhưng chủ yếu mới tập trung vào nguồn vốn FDI, ít có hoạt động xúc tiến FII. Ngoài ra việc quảng bá, tiếp thị của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên mọi miền đất nước đang còn nhiều giới hạn cần được cải thiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của vốn đầu tư xã hội với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.doc (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w