Phân tích các vấn đề của TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán.pdf (Trang 73 - 75)

6. KẾT LUẬN

6.2 Phân tích các vấn đề của TTCK Việt Nam

Qua các kết quả thực nghiệm ở TTCK Việt Nam, ta thấy rằng rủi ro, lợi nhuận của thị trường vốn phụ thuộc khá lớn vào tốc độ tăng trưởng cung tiền. Do đó, các động thái thắt chặt tín dụng ( thông qua chính sách tiền tệ thắt chặt ) thường đem lại các tác động tiêu cực đến TTCK. Thực tế đã chứng minh, trong các năm 2006 -2007-2008 với chính sách tiền tệ mở rộng, cộng với việc gia nhập thành công WTO đã làm cho dòng vốn nóng chảy vào thị trường khá nhiều, thanh khoản tăng mạnh cùng với chi phí tín dụng rẻ đã tạo ra một bong bóng trên TTCK Việt Nam. Trong năm 2009, sau khi chịu ảnh hưởng khá mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, một gói kích cầu kinh tế được đưa ra đã tạo điều kiện cho chứng khoán tăng mạnh trở lại. Mặc dù bên cạnh kênh đầu tư chứng khoán còn có các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, ngoại tệ, v.v… tuy nhiên hoạt động đầu tư trên các kênh này thường đòi hỏi phải có vốn cực lớn ( bất động sản ) hay đòi hỏi phải có kiến thức tốt về kỹ thuật và phân tích ( vàng, ngoại tệ ) nên đầu tư chứng khoán luôn được xem là một kênh đầu tư rất được ưa chuộng, lượng tiền từ hoạt động mở rộng tín dụng thường có xu hướng đổ vào thị trường vốn khá nhiều nhất là khi các kênh như vàng, ngoại tệ bị chính phủ quản lý khá chặt còn bất động sản thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng cung vượt cầu.

Tình hình điều hành cung tiền của chính phủ nhằm chống tình trạng lạm phát cao vẫn chưa có hiệu quả nhất định nên cũng tác động khá lớn lên tâm lý của thị trường. Thực trạng này là do hiện tại lãi suất của Việt Nam đã ở mức khá cao nên làm cho hiệu ứng nghịch giữa lãi suất và lạm phát không phát huy được tác dụng. Hơn nữa với những đặc điểm riêng của mình, việc thắt chặt cung tiền ở Việt Nam ( làm cho lãi suất vay nâng cao ) sẽ dễ dẫn nguy cơ lạm phát chi phí đẩy làm cho lạm phát thêm trầm trọng do đầu ra của các doanh nghiệp bắt buộc phải cao hơn; trong khi đó ở một số thị trường như Singapore, Úc chính sách thắt chặt cung tiền phát đi tín hiệu lạc quan cho thị trường do các nhà đầu tư hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của chính sách.

Kết quả thực nghiệm ở thị trường Việt Nam chứng mình rằng thị trường vốn của Việt Nam có tương quan khá chặt chẽ với thị trường Mỹ. Nguyên do cho thực tiễn này có thể nhận thấy khá rõ do hoạt động thương mại giữa hai quốc gia là khá lớn, trong nhiều năm liền Mỹ luôn là đối tác mà Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất ( chiếm trung bình 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam ); trên hai sàn HOSE và HNX, các doanh nghiệp niêm yết có đối tác chiến lược Mỹ chiếm số lượng khá lớn, nguồn vốn đầu tư ngoại vào thị trường vốn Việt Nam thường tất toán lời lãi thông qua đồng tiền là US$, và cuối cùng Mỹ là quốc gia phát triển nhất thế giới, tình trạng sức khỏe kinh tế của Mỹ có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu mà trong đó có các bạn hàng khác của Việt Nam.

2007 2008 2009 2010

Tổng XK 48,561 62,685 57,096 71,600

XK sang Mỹ 10,000 11,869 11,355 14,238

(đơn vị triệu $ - nguồn: GSO )

Mặc dù trong khoảng thời gian trước đây, nhiều ý kiến cho rằng TTCK Việt Nam không còn liên hệ với TTCK thế giới thể hiện qua những phiên đi ngược lại với diễn biến chung của chứng khoán thế giới. Giải thích cho các nguyên nhân này, tác giả đưa ra vài lý do:

+ Thứ nhất, mặc dù kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào thị trường thế giới sau khi gia nhập WTO nhưng tuổi đời vẫn còn khá non trẻ của TTCK Việt Nam cũng như thời gian hội nhập chưa cao, một phần nào các tác động chưa được phản ánh hết vào giá. + Thứ hai, thị trường Việt Nam có những đặc điểm riêng có của nó, không thể nào có tương quan 100% với các thị trường có những đặc thù khác, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng, lúc mà các thay đổi chuyển biến là khó đoán và không còn đúng theo thông thường. Trong khoảng thời gian khủng hoảng, TTCK Việt Nam hầu như chỉ quan tâm đến các yếu tố nội tại như chính sách kích cầu của chính phủ, diễn biến lạm phát, v.v….

+ Thứ ba, tình trạng bất cân xứng thông tin và tâm lý bầy đàn trên thị trường là khá lớn ( các nghiên cứu trên thị trường Việt Nam đã chứng thực vấn đề này ), các NĐT chưa có sự chuyên nghiệp nhất định, dễ bị tác động bởi các thông tin bên ngoài dẫn đến các hành vi không hợp lý là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, như kết quả trong nghiên cứu này, rõ ràng VN-Index hiện đang ngày càng có xu hướng tương quan cao với thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)