6. KẾT LUẬN
6.3 Các kiến nghị
Vấn đề được phát hiện khá nhiều trong nghiên cứu này là việc các biến vĩ mô hầu như không có ý nghĩa đối với các biến động trong VN-Index. Nguyên nhân chính là do chính phủ đã can thiệp hành chính khá nhiều vào thị trường làm cho các biến trở nên kém ý nghĩa do không còn là đại diện phản ánh thực chất nền kinh tế, do đó để TTCK hoạt động hiệu quả hơn, các chính sách vĩ mô nên tuân thủ các nguyên tắc thị trường nguyên tắc cung cầu.
Trong các chính sách, chính sách tiền tệ có tác động khá bền vững đến VN-Index do đó đây là công cụ điều tiết thị trường hiệu quả thông qua ảnh hưởng của nguồn cung tiền. Tuy nhiên chính sách cung tiền nên hướng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thực của doanh nghiệp để làm nền tảng phát triển cho thị trường. Trước đây, khi cung tiền mở rộng, luồng tiền đổ vào TTCK là khá lớn nhưng lượng hàng hóa cơ sở của thị trường là không nhiều, sự khan hiếm hàng hóa đã góp phần tạo nên các bong bóng tăng giá ảo trên hai sàn.
Kể từ sau năm 2008, lạm phát đang dần trở thành mối lo ngại hàng đầu của các nhà đầu tư, việc kiềm chế lạm phát luôn là tâm điểm của chính sách vĩ mô trong các năm gần đây, tuy nhiên với đặc điểm riêng biệt ở Việt Nam đây là vấn đề khá khó khăn. Theo các nghiên cứu gần đây của WB và của TS. Quách Mạnh Hào ( CTCK TLS ) thì
việc lựa chọn chính sách nào cũng có những mặt trái và phải của nó, để chống lạm phát thanh công ta cần phải khoanh vùng tác động của lạm phát để dùng công cụ tiền tệ đón đầu cho hiệu quả tránh tình trạng chính sách tiền tệ phải chạy theo diễn biến lạm phát như hiện nay: “ một ví dụ đơn giản là giá xăng dầu. Khi chúng ta tăng giá xăng thì giải thích là vì giá thấp hơn so với các nước láng giềng. Nhưng khi tăng xong rồi chúng ta vẫn nói còn thấp, như vậy thì người dân sẽ có tâm lý là còn có thể tăng tiếp nữa. Tại sao chúng ta không tăng một lần cho bằng hoặc đơn giản là nói rằng giá vẫn thấp hơn nhưng cam kết không có lần tăng giá nào nữa cho đến cuối năm.”
Qua nghiên cứu này, ta thấy rằng TTCK Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào TTCK thế giới. Tuy nhiên, sau 10 năm thị trường vận hành, việc đưa ra các sản phẩm mới lại rất nghèo nàn. TS Đỗ Đức Minh - Bộ Tài chính cho rằng, “ cơ quan quản lý cần sớm chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của TTCK. Nếu không sớm chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẽ không phản ứng kịp với sự phát triển tự phát của thị trường ”.
Các chỉ báo vĩ mô vốn là cơ sở cho sự phát triển của thị trường, nhưng lại giải thích không nhiều các thay đổi trong VN-Index, điều này cho thấy rõ ràng thị trường vẫn còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, mà lớn nhất chính là hiện tượng tâm lý bầy đàn. Theo ghi nhận thực tế, gần 90% NĐT cá nhân trên thị trường là chưa có kinh nghiệm cộng với vấn đề bất cân xưng thông tin, đây là môi trường lý tưởng cho hành vi bất hợp lý. Để giảm phần nào tâm lý bầy đàn cần có các biện pháp cải thiện vấn đề công bố thông tin trên thị trường kể cả các số liệu vĩ mô, tăng cường các biện pháp xử lý “đội lái”, các hiện tượng làm giá.
Các kiến nghị khác giúp phát triển TTCK có thể kể đến như: nới lỏng các giới hạn kinh doanh chênh lệch giá bằng các công cụ như bán khống, T+1 ,v.v…. Ngoài ra cần phát triển các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà vấn đề nổi bật trong thời gian gần đây là việc thành lập các quỹ mở, đây được xem là một bước phát triển khá tốt nhằm tăng
tính hiệu quả cho TTCK Việt Nam khi giúp tăng thêm hàng hóa cơ sở cho thị trường, tăng tính an toàn do được điều hành bởi các chuyên gia trong ngành.
Về phía các NĐT: nên tránh đầu tư theo xu hướng, tin đồn do rủi ro khá cao, luôn nâng cao kiến thức. Khi có các điều chỉnh về chính sách vĩ mô như kiểm soát cung tiền, các NĐT cần xem xét lại danh mục của mình do chính sách tiền tệ thường có tác động rất mạnh và ảnh hưởng lâu dài, trong các trường hợp xấu cần rút khỏi thị trường vào đầu tư vào các kênh khác có tính an toàn cao hơn. Đối với các mã cổ phiếu có xu hướng khác thường ( nhất là các mã có tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước hay cổ đông chiến lược cao ), nên có các phân tích tỉ mỉ và đầy đủ trước khi tiến hành giải ngân vào các mã cổ phiếu đấy.
Tiếng Việt:
1. GS.TS Trần Ngọc Thơ – 2007 – Tài chính doanh nghiệp hiện đại.
2. GS.TS Trần Ngọc Thơ – Vũ Việt Quảng – 2007 – Lập mô hình tài chính. 3. Nguyễn Quang Dong – 2007 – Phân tích chuỗi thời gian trong tài chính 4. PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt – 2008 – Đầu tư tài chính.
5. PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Trang – PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa – 2008 – Phân tích tài chính.
6. ThS Hoàng Ngọc Nhậm – Giáo trình kinh tế lượng
7. ThS. Phùng Thanh Bình – Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1.
8. ThS. Phạm Trí Cao – 2008 – Kinh tế lượng ứng dụng phần nâng cao.
9. TS. Trần Thị Hải Lý – 2010 – Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu rủi ro và TSSL trên TTCK Việt Nam.
Tiếng Anh:
1. Dr. Abu Taher Mollik – 2006 – Does predicted macroeconomic volatility influence stock market volatility ? Evidence from the Bangladesh capital market.
2. Dr. Junsoo Lee – Lecture: Volatility and ARCH models.
3. Duan Hongbin – 2008 – Stock market development and economic growth: evidence of China.
4. Fatma Sonmez Saryal – 2007 – Does inflation have an impact on conditional stock market volatility: eviedence from Turkey and Canada.
5. Gopalan Kutty – 2007 – The relationship between exchange rates and stock prices: the case in Mexico.
6. John Leyers Michigan & CEPR University – The effect of gold and oil prices upon international stock market indexes.
7. Hamid Mohtade & Sumit Agarwal – Stock market development and economic growth: evidence from developing countries.
8. Hung-Chun Liu – 2009 – Forecasting China stock markets volatility via GARCH models under Skewed-GED distribution.
9. Husna Hasan – 2006 – Causal relationship between stock market price and macroeconomic variables in Malaysia.
10.Matiur Rahman – 2008 – Influences of money supply and oil price on U.S stock market.
11.Michael J. Hamburger & Levis A.Kochin – 2009 – Money and stock prices: the channel of influence.
12.Paresh Kumar Narayan & Seema Narayan RMIT University – 2008 – Modelling the impact of oil prices on Vietnam „s stock prices.
13.Philip Hans Franses – 1996 – Forecasting stock market volatility using (non- linear) GARCH models.
14.Robert F.Engle – GARCH 101: the use of GARCH/ARCH models in applied econometrics, Journal of Economic.
15.Ruey S. Tsay. Wiley – 2002 – Analysis of financial time series ( Chapter 3 ) 16.University of Illinois-Depertment of Economics – 2001 – Introduction to ARCH
& GARCH models.
17.Wei-Chong Choo – 2011 – Macroeconomics uncertainty and performance of GARCH models in forecasting Japan stock market volatility.
18.Zhaoxu Chen & Jun Xu – 2009 – Dynamic Linkages between stock market volatility and macroeconomic variables: empirical evidence based on China. 19.Z.Chinzara – 2010 – Macroeconomic uncertainty and emerging market stock
market volatility: the case of South Africa.
Website: 1. www.asianbonds.adb.org 2. www.cafef.vn 3. www.cophieu68.com 4. www.gold.com 5. www.gso.gov.vn 6. www.imf.org 7. www.saga.vn 8. www.sbv.gov.vn 9. www.tonto.eia.doe.gov/dnow/pet 10.www.vneconomy.vn 11.www.vietstock.vn 12.www.vinacorp.vn 13.www.worldbank.org