Về hạch toán các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần TRAENCO (Trang 93 - 94)

- Về chi phí NVLTT: Với những NVL mua về không qua kho nhưng

kế toán vẫn viết Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho tạo nên sự rườm rà trong quá trình kiểm nhận vật tư.

Đối với những NVL trong trường hợp công trình bị phá đi làm lại thì Công ty vẫn chưa có những biện pháp để tận dụng phế liệu thu hồi và tiết kiệm chi phí thi công. Hoặc đối với công trình đã hoàn thành bàn giao, phế liệu thu hồi, Kế toán đội cũng không làm thủ tục nhập kho không phản ánh lên sổ sách số lượng và giá trị.

- Về chi phí NCTT: Trong hạch toán tiền lương, kế toán không trích

trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân, trong khi công nhân nghỉ phép ở công ty không đều đặn, đầy là điều không hợp lý trong hạch toán chi phí nhân công làm cho việc tính giá thành không chính xác.

Ngoài ra, còn trường hợp trong khoản mục chi phí tiền lương nhân công trực tiếp đã bao gồm cả các khoản trích theo lương của công nhân trực tiệp xây lắp, và các khoản trích theo lương đôi khi không trích đúng theo quy định. Theo đúng quy định thì Bảo hiểm xã hội được trích là 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên, trong đó doanh nghiệp trích 15% tính vào chi phí hoạt động SXKD và người lao động nộp 5% trừ vào tiền lương. Nhưng ở công ty khi trích BHXH chỉ trừ trên tiền lương cơ bản của người lao động là 3%. Như vậy là sai so với chế độ quy đinh của nhà nước.

Việc thực hiện chính sách thưởng đối với người lao động chưa được coi trọng nhiều, do đó chưa tạo ra môi trường thi đua trong công việc nhằm nâng cao năng suất lao động.

- Về chi phí sản xuất chung: Đây là khoản mục chi phí khá nhạy cảm,

có nhiều phát sinh nhỏ lẻ khó kiểm soát, nhiều khi còn không có chứng từ gốc. Nhưng hiện nay công ty vẫn chưa có các quy định cụ thể rõ ràng về việc đặt ra hạn mức để quản lý.

- Về việc đánh giá thiệt hại trong sản xuất: Các công trình xây lắp

chủ yếu diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên nên các khoản thiệt hại trong sản xuất phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, ví dụ như lũ lụt làm sụt lún đoạn đường đang thi công, làm các đội phải ngừng thi công, công nhân không làm việc nhưng doanh nghiệp vẫn phải trích chi phí về ăn uống, tiền lương … Đây là yếu tố đáng kể làm tăng giá thành, sai lệch thực tế. Việc phòng kế toán không theo dõi hạch toán chặt chẽ phần thiệt hại này một mặt không phản ánh chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, mặt khác không đánh giá được năng lực cũng như trách nhiệm vật chất thiệt hại của các đội.

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần TRAENCO (Trang 93 - 94)