Hiện nay, việc quản lý các sinh vật biến đổi gen trên toàn cầu được qui định bằng Nghị định thư An toàn sinh học Cartagena (Liên Hiệp Quốc ban hành và có hiệu lực từ ngày 11/9/2003). Đây là văn bản đầu tiên trên thế giới xác định các sinh vật biến đổi gen là khác biệt so với các sinh vật thông thường khác, vì vậy cần có các biện pháp quản lý riêng biệt. Một trong những điểm chính của Nghị định là việc quản lý sự lưu hành của sinh vật biến đổi gen trên thế giới, qua đó kiểm soát việc phóng thích vào môi trường và thương mại hóa các sinh vật đặc biệt này. Dù còn nhiều hạn chế, đây là một tiến bộ của thế giới trong việc đạt sự đồng thuận về vấn đề sinh vật biến đổi gen [26].
Bên cạnh Nghị định thư, các nước còn ban hành các văn bản quản lý vấn đề sinh vật biến đổi gen. Hiện nay, qui định của các quốc gia trên thế giới rất đa dạng và khác biệt tùy theo tình hình thực tế tại mỗi nước. Hầu hết các nước đều ban hành những quy định cụ thể nhằm quản lý việc xuất nhập khẩu và thương mại hóa các sản phẩm biến đổi gen. Một điểm chính trong các quy định là yêu cầu dán nhãn các sản phẩm biến đổi gen được thương mại hóa. Bên cạnh việc quản lý, quy định này còn giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm biến đổi gen với các sản phẩm truyền thống không biến đổi gen khác, qua đó cho phép họ lựa chọn việc sử dụng sản phẩm nào là thích hợp nhất. Trong việc dán nhãn, điều quan trọng nhất là việc xác định mức ngưỡng. Mức ngưỡng này biểu thị sự hiện diện của thành phần biến đổi gen (do ngẫu nhiên hay không thể loại bỏ được) trong một loại thực phẩm hay thức ăn được thương mại hóa. Nếu thành phần biến đổi gen này vượt quá mức ngưỡng cho phép, sản phẩm đó phải được dán nhãn. Tuy nhiên, mức ngưỡng quy định và yêu cầu dán nhãn rất khác biệt ở các nước. Ta có thể điểm qua một số quốc gia sau đây:
17
Bảng 2.2: Quy định một số quốc gia trên thế giới về cây trồng biến đổi gen [10]
Quốc gia Qui định về dán nhãn
Mức ngƣỡng cho sự hiện diện vật liệu chuyển gen trong thực phẩm (%)
Châu Âu Bắt buộc 0,9
Úc & New
Zealand Bắt buộc 1
Nhật Bản Bắt buộc 5
Hàn Quốc Bắt buộc 3
Mỹ Không bắt buộc Không có
Canada Không bắt buộc 5
Argentina Không bắt buộc Không có
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, ngoại trừ 3 quốc gia Mỹ, Canada và Argentina là không bắt buộc dán nhãn sản phẩm biến đổi gen cũng như không quy định mức ngưỡng cụ thể, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định cụ thể về mức ngưỡng và việc dán nhãn bắt buộc (còn có Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Phillipines, Ả rập Saudi, Đài Loan, Thái Lan…). Trong đó, khắt khe nhất là châu Âu [10].
Quy định tại châu Âu [33]:
Châu Âu là nơi đã ban hành những quy định sớm nhất và chặt chẽ nhất về vấn đề sinh vật biến đổi gen (từ năm 1990) nhằm bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Hiện nay, các văn bản quy định hiện hành bao gồm:
- Chỉ thị 2001/18/EC (Directive 2001/18/EC) - Chỉ thị 98/81/EC (Council Directive 98/81/EC) - Quy định 258/97 (EC) (Regulation (EC) No 258/97) - Quy định 1829/2003 (EC) (Regulation (EC) 1829/2003) - Quy định 1830/2003 (EC) (Regulation (EC) 1830/2003)
18
Các văn bản này quản lý và quy định việc thử nghiệm và cấp phép thương mại các sinh vật biến đổi gen rất chặt chẽ, đặc biệt những mức ngưỡng mới, nhỏ hơn cho việc dán nhãn đã được qui định trong thời gian gần đây. Mức ngưỡng 1% cũ cho tỷ lệ gen chuyển nạp của những sản phẩm GMO đã được cấp phép đã giảm xuống ở mức 0,9%. Thêm vào đó, đối với những sản phẩm biến đổi gen chuẩn bị được cấp phép, tỷ lệ gen chuyển nạp được qui định là 0,5%. Cộng đồng châu Âu xác định người tiêu dùng có quyền được thông tin và việc dán nhãn như là một công cụ để có sự lựa chọn chính xác. Từ năm 1997, việc dán nhãn để thông báo sự hiện diện của GMO hay thực phẩm biến đổi gen là bắt buộc. Vì những lý do đó, châu Âu xác định sự cần thiết phải phát triển các phương pháp phân tích. Chúng không chỉ phát hiện sự hiện diện có thể xảy ra của GMO trong thực phẩm mà còn giúp xác định một sản phẩm biến đổi gen đặc biệt và định lượng hàm lượng của GMO trong những thành phần thực phẩm và thức ăn khác nhau.
Nguyên tắc định lƣợng dựa trên DNA
Theo quy định châu Âu, những sản phẩm được phát hiện có thành phần biến đổi gen sẽ phải trải qua bước định lượng để xác định tỷ lệ phần trăm thành phần biến đổi gen hiện diện trong đó. Tỷ lệ phần trăm được tính bằng cách chia số lượng trình tự đặc trưng của GMO cho số lượng một gen đặc trưng của loài thực vật đó (ví dụ: gen lectin ở đậu nành; gen invertase, zein ở bắp). Công thức này có thể biểu diễn như sau:
GMO(%)= (số lượng trình tự GMO/số lượng gen đối chiếu) x 100
Việc dán nhãn không bắt buộc đối với những sản phẩm có chứa nguyên liệu từ GMO chiếm tỷ lệ không hơn 0,9% thành phần nguyên liệu đó. Tất cả các thành phần (bột, dầu, bơ…) bắt nguồn từ một loài (ví dụ: bắp, đậu nành…) được gộp lại và xem là một thành phần đơn [42].
Ví dụ, hình 2.9 không yêu cầu phải dán nhãn do tỷ lệ bắp chuyển gen chỉ chiếm 0,6% trên tổng thành phần bắp, tương tự như đậu nành. Tuy nhiên, trong hình 2.10 ta thấy tổng tỷ lệ phần trăm 2 loại bắp chuyển gen là Bt11 và Bt 176 là 0,6%+0,6% =1,2% lớn hơn mức ngưỡng 0,9%. Vì vậy loại thực phẩm này bắt buộc phải dán nhãn.
19
Hình 2.9: Không yêu cầu dán nhãn [42]
Hình 2.10: Bắt buộc phải dán nhãn [42]
Quy trình xét nghiệm sản phẩm biến đổi gen tại châu Âu Quá trình sàng lọc sản phẩm biến đổi gen
Mục tiêu của quá trình này là phát hiện định tính sản phẩm biến đổi gen trong các loại nông sản, thực phẩm khác nhau. Các sản phẩm được phát hiện dương tính sẽ trải qua quá trình định lượng, các sản phẩm âm tính sẽ bị loại bỏ. Quá trình này dựa trên độ nhạy của phản ứng PCR để phát hiện tất cả các thành phần biến đổi gen trong mẫu thí nghiệm. Trong số này, promoter 35S và terminator nos là hai đối tượng được kiểm tra nhiều nhất do chúng hiện diện phần lớn trong các sản phẩm biến đổi gen [31][32][37].
Quá trình định lƣợng sản phẩm biến đổi gen
Quá trình định lượng nhằm xác định chính xác tỷ lệ phần trăm chuyển gen của một mẫu sản phẩm, đây là cơ sở cho việc áp dụng các quy định dán nhãn cho mẫu sản phẩm. Các đối tượng được định lượng có thể là p35S, tnos hay chính xác gen chuyển
20
nạp. Việc định lượng p35S và tnos trong các mẫu sản phẩm hỗn hợp nhiều thành phần có thể không chính xác do chúng hiện diện trong rất nhiều sản phẩm biến đổi gen khác nhau, do đó kết quả định lượng chỉ là kết quả tổng. Vì vậy, việc định lượng thường được tiến hành trên những đối tượng riêng biệt cho mẫu sản phẩm đó, như: gen chuyển nạp, trình tự nối giữa promoter và gen chuyển nạp. Tại châu Âu, gen chuyển nạp đã đăng ký và chưa đăng ký được áp dụng 2 mức ngưỡng khác nhau (0,9 % và 0,5%) [37][42].
Hình 2.11: Quy trình kiểm soát GMO tại châu Âu [13]
Như vậy, nhìn trên Hình 2.11 ta thấy quy trình quản lý và kiểm tra này được thực hiện khá hoàn chỉnh và chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối, áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm và thức ăn được sản xuất và xuất nhập khẩu tại châu Âu (ở đây chỉ là ví dụ ở bắp và đậu nành, hai loại nông sản chuyển gen chính). Điều này cũng đặt ra những thách thức và rào cản đối với nông sản của các nước khi muốn tham gia vào thị
21
trường rộng lớn này. Đồng thời, xu hướng quản lý chặt chẽ các sản phẩm biến đổi gen ngày càng được chú trọng trên thế giới. Đây là một vấn đề mà các quốc gia xuất khẩu nông sản chính, trong đó có Việt Nam cần phải quan tâm.