Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình định lượng các sản phẩm biến đổi gen bằng phương pháp Real-time PCR (Trang 35 - 36)

Nghiên cứu và phát triển sinh vật biến đổi gen

Là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển công nghệ sinh học của nước ta, chính phủ đã đầu tư khá lớn (1,5-2 triệu USD hàng năm) cho việc nghiên cứu phát triển các giống cây trồng biến đổi gen. Các cơ quan tham gia nghiên cứu và phát triển có thể kể đến là: Viện Công nghệ sinh học, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long. Các giống cây trồng đã được quan tâm nghiên cứu có thể kể đến như: gạo, bắp, đu đủ, bông vải, hoa và một số cây lấy gỗ khác. Với sự đầu tư lớn và tập trung nghiên cứu, nước ta đã đạt được một số thành quả nhất định trong chuyển gen: gạo, bắp mang gen Bt, đu đủ kháng virus. Mặc dù các thành tựu còn khá khiêm tốn, nhưng hứa hẹn khả năng ứng dụng to lớn trong tương lai [38].

Vấn đề thƣơng mại hóa và kiểm soát sinh vật biến đổi gen

Tại nước ta chính thức thì chưa có một loại cây trồng biến đổi gen nào được thương mại hóa. Tuy nhiên, các giống nông sản được trồng hiện nay như: bắp, đậu nành, bông vải, đa phần là các giống nước ngoài. Hầu hết chúng đều có năng suất cao, chất lượng tốt nhưng chúng cũng mang một số tính trạng nghi ngờ là chuyển gen như: kháng thuốc diệt cỏ, hạt giống không sử dụng được cho vụ sau. Vấn đề là do chưa có một văn bản pháp luật kiểm soát chính thức nên vấn đề quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Mặc khác, do không có sự thông tin đầy đủ dẫn đến hiện tượng người nông dân trồng tràn lan các giống nông sản gây ra tình trạng lẫn lộn giữa các giống chuyển gen và không chuyển gen. Đây là vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ra các tác hại không lường được đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng khi ta sử dụng các giống này. Đồng thời, việc thiếu một văn bản pháp lý hoàn chỉnh cũng gây ra không ít khó khăn khi ta muốn xuất khẩu nông sản sang các nước khác, đặc biệt là thị trường châu Âu, vốn đòi hỏi rất khắt khe về vấn đề này.

22

Nhận thức được điều đó, nước ta đã tích cực hợp tác với quốc tế trong vấn đề an toàn sinh học và xây dựng bộ luật riêng ở Việt Nam. Vào tháng 2/2002, nước ta là một trong 10 nước tham gia vào dự án: “Xây dựng năng lực an toàn sinh học cho các giống cây trồng biến đổi di truyền (GM) tại châu Á” do chính phủ Nhật Bản tài trợ chính thông qua tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO). Đồng thời, vào năm 2003, nước ta cũng đã chính thức tham gia vào Nghị định thư An toàn sinh học Cartagena. Từ năm 1999, nước ta cũng đã bắt đầu xây dựng quy chế nhằm kiểm soát, quản lý cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, đến năm 2004, quy chế này vẫn chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, nhằm phục vụ cho nhu cầu kiểm tra các sản phẩm biến đổi gen sản xuất và xuất khẩu, một số trung tâm nghiên cứu cũng đã trang bị các loại máy móc hiện đại (Real-time PCR) phục vụ cho việc định lượng GMO, như: Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest3), Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (số 2, Nguyễn Văn Thủ), ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp Hồ Chí Minh, ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy nhu cầu phát hiện và định lượng GMO đã xuất hiện ở nước ta xuất phát từ yêu cầu khắt khe của các đối tác nước ngoài trong việc nhập khẩu nông sản Việt Nam sản xuất. Tình hình đó đòi hỏi việc tập trung nghiên cứu và phát triển các phương pháp xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, Khóa luận tốt nghiệp này xuất phát từ yêu cầu đó [2][5][6].

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình định lượng các sản phẩm biến đổi gen bằng phương pháp Real-time PCR (Trang 35 - 36)