Trạng thái vật lý của môi trƣờng

Một phần của tài liệu Tái sinh soma cây mít (Trang 37 - 38)

Sự tạo thành phôi vô tính thường được cảm ứng trên môi trường bán rắn. Tuy nhiên, trạng thái của môi trường (bán rắn hay lỏng) thì rất quan trọng trong việc duy trì và làm tăng cường sự phát triển của phôi vô tính. Sự cảm ứng tạo phôi vô tính của Gossypium klotzschiapum trên môi trường MS lỏng có bổ sung vitamin B, có chứa các chất điều hòa tăng trưởng cho thấy đạt hiệu quả cao (Yuqiang Sun và cộng sự , 2003) ở Lilium longiflorum, kết quả tương tự cũng được phát hiện. (Tripulato và cộng sự, 1997; Dương Tấn Nhựt và cộng sự,2002)

2.2.5.8. Kiểu gene

Một vấn đề thường gặp trong cảm ứng tạo phôi nữa là sự phụ thuộc rất lớn vào loại cây trồng và kiểu gene. Kiểu gene có một ảnh hưởng to lớn trong việc cảm ứng tạo phôi của hầu hết các loài thực vật. Không phải tất cả các thực vật đều có khả năng cảm ứng tạo phôi. Đối với những cây tự thụ phấn, những giống cây khác nhau thì khả năng phát sinh phôi vô tính cũng có thể khác nhau. Đã có các thí nghiệm khác nhau tiến hành trên các loài có kiểu gene khác nhau để khảo sát khả năng hình thành phôi vô tính. Chẳng hạn như ở cây Asparagus, người ta đã quan sát

khả năng tạo phôi vô tính trên các giống có kiểu gene khác nhau (Hisato và Masahiro, 1998). Delbreil và Julien (1994) đã mô tả những khác biệt quan sát được từ tần suất tạo phôi từ chồi đỉnh của 12 giống Asparagus có các kiểu gene khác nhau. Những khác biệt về tần suất hình thành phôi ở các loài đa bội (lưỡng bội ,tứ bội) cũng đã được phát hiện (Kunitake và cộng sự, 1992). Haensch và cộng sự (1996) đã quan sát khả năng hình thành phôi vô tính và tái sinh cây ở những giống

Lilium có kiểu gene khác nhau.

Một phần của tài liệu Tái sinh soma cây mít (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)