Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến các chỉ tiêu nông sinh học của súp lơ đã được xử lý đồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 (Trang 28 - 30)

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đến các chỉ tiêu nông sinh học của súp lơ đã được xử lý đồng

nông sinh học của súp lơ đã được xử lý đồng

Thí nghiệm được tiến hành trong chậu với 8 mức tưới nước: 20%, 30%, 40%, 50%, 60%, 70%, 80%, 90% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng (gọi tắt là độ ẩm đồng

ruộng). Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 5 chậu, mỗi chậu trồng 1 cây, trong nhà thí nghiệm che nilon [8].

Cây con được trồng trong các xô nhựa có đục lỗ, kích thước 20 x 15cm. Mỗi xô chứa 3,5 kg đất, bên dưới xô có hứng bằng các chậu nhựa. Lượng phân bón cho mỗi chậu là 40 gam phân chuồng trộn đều với đất. Ngoài ra còn bón N.P.K với mức 2,5g N, 2,13g P2O5, 3,4 g K2O. N.P.K được trộn đều, chia 2 lần pha với nước tưới khi cây hồi xanh và khi cây chuẩn bị ra hoa.

Sau khi trồng cây con, khi cây bén rễ hồi xanh thì tiến hành phun đồng với các mức nồng độ đồng khác nhau cho các công thức thí nghiệm. Cụ thể các mức nồng độ đồng: 0,001%, 0,005%, 0,025%, 0,125%.

Đất trồng là đất phù sa sông Cầu chuyên trồng rau, độ ẩm đất thí nghiệm được tính theo % sức chứa ẩm tối đa. Cách xác định sức chứa ẩm tối đa của đất thí nghiệm và độ ẩm hiện tại của đất thí nghiệm tính theo % sức chứa ẩm tối đa như sau:

Trên thửa ruộng cần lấy đất thí nghiệm, be bờ một diện tích khoảng 1m2, tát ngập nước, để ngâm cho nước tự rút, khi vừa cạn hết nước thì lấy mẫu để xác định lượng nước chứa ẩm tối đa trong đất. Lấy mẫu đất ở ngoài diện tích ngập nước để xác định độ ẩm hiện tại so với sức chứa ẩm tối đa.

Xác định sức chứa ẩm tối đa: cân khối lượng ban đầu (P) của đất đã bão hoà nước, đem sấy ở 1050

C cho tới khi khối lượng không đổi (P’).

Lượng chứa ẩm tối đa (100%) = P - P’ (2.13)

Xác định độ ẩm hiện tại của đất thí nghiệm so với sức chứa ẩm tối đa: cân khối lượng ban đầu (P1) của đất thí nghiệm (không ngập nước) đem sấy ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (P1’)

Độ ẩm hiện tại đất thí nghiệm tính theo % sức chứa ẩm tối đa =

'1 1 1 1

P P

P P ' x 100 (2.14)

Từ độ ẩm hiện tại và sức chứa ẩm tối đa của đất thí nghiệm tính được lượng đất cần lấy cho thí nghiệm và lượng nước cần tưới. Sau khi cây bén rễ hồi xanh thì đưa vào

nhà nilon để tránh mưa và tưới nước theo các mức tưới trên. Bổ sung lượng nước tưới bằng phương pháp cân và đong nước tưới bằng ống đong.

Khả năng chịu hạn của các công thức có phun CuSO4 với các nồng độ khác nhau có thể đánh giá thông qua phản ứng của các công thức đối với các mức tưới ẩm khác nhau.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)