Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng nitrat (NO 3)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 (Trang 46 - 49)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.3. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến hàm lƣợng nitrat (NO 3)

180,32 170,69 175,99 110,61 175,33 100 120 140 160 180 200 Hàm lượng Nitrat (mg/kg) ĐC I II III IV Công thức

Một vấn đề để xếp các loại rau vào hàng rau sạch là việc kiểm tra hàm lượng NO3 trong rau. NO3 vào cơ thể ở mức độ bình thường không gây độc chỉ khi hàm lượng vượt quá tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ thống tiêu hoá NO3 (nitrat) bị khử thành NO2 (nitrit). Nitrit là một trong những chất chuyên biến oxyhemoglobin thành chất không hoạt động được gọi là metaloglobin ở mức độ cao sẽ làm giảm hô hấp của tế bào ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển khối u. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng nếu tăng lượng bón N làm tăng hàm lượng vitamin B1 và B2 nhưng làm giảm hàm lượng vitamin C [11], [35].

Trong cơ thể con người, hàm lượng nitrit ở mức độ cao có thể gây nên phản ứng với amin thành chất gây ung thư gọi là nitrosamin. Có thể nói, hàm lượng NO3 vượt ngưỡng gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người cho nên các nước xuất nhập khẩu rau tươi đều phải kiểm tra hàm lượng NO3 trước khi xuất và nhập khẩu rau tươi cho các nước khác. [11]

Một số kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy ở các loại cây trồng khác nhau thì hàm lượng NO3 trong cây là khác nhau :

Theo Brady (1984) [51]: lúa mì, lúa gạo, đậu tương và ngô có hàm lượng NO3 rất thấp thì rau là cây trồng được coi là có hàm lượng NO3 tích lũy cao.

Theo Cheephan (1974) [53] : căn cứ vào thời kì thu hoạch đã chia làm hai loại rau chính : loại thu hoạch vào thời kì sinh trưởng (chủ yếu là các loại rau ăn lá) như bắp cải, xà lách... có hàm lượng NO3 cao hơn cả ; còn các loại rau ăn quả và củ như khoai tây, cà chua... thì có hàm lượng NO3 thấp hơn.

Theo Mengel và cs (1987) [50] : Hàm lượng NO3 tích lũy trong rau không phân bố đều ở tất cả các bộ phận của cây, nhìn chung hàm lượng NO3 trong rau xếp theo thứ tự về hàm lượng lần lượt là : Thân > rễ > lá > hoa ; hàm lượng NO3 ở phần cuống là cao hơn ở phần thịt lá

Theo Nowakowski (1960) [52] : Khi bón phân đạm ở thể rắn cho cây làm tích lũy hàm lượng NO3 trong cây cao hơn bón ở thể lỏng, và dạng phân đạm khác nhau thì ảnh hưởng đến sự tích lũy hàm lượng NO3 trong cây là khác nhau.

Bảng 3.11: Dƣ lƣợng NO3 đƣợc phép tồn dƣ trong rau [11]

Một số loại rau Ngƣỡng NO3 cho phép (mg/kg)

Cải bắp 500 Cà rôt 150 Dưa chuột 150 Củ cải 1400 Súp lơ 500 Su hào 500 Xà lách 1500

Hiện nay có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất và hàm lượng NO3 trong rau. Theo Nguyễn Văn Hiền và CS (1996) : với lượng phân bón 20 tấn phân chuồng, 30kg supe lân và 200kg kalisunfat chỉ nên bón 450kg urê/ha cho bắp cải là thích hợp. Đối với cây su hào thời gian thu hoạch là 14 ngày sau bón thúc đạm lần cuối thì ở các liều lượng đạm từ 0 - 450kg urê/ha đều có hàm lượng NO3 trong su hào ở mức cho phép, với liều lượng 350kg urê/ha cho năng suất su hào lớn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hàm lượng NO3 trong cà chua và củ tỏi được cho là không có sự thay đổi theo công thức bón đạm và đều thấp hơn quy định. Theo Tạ Thu Cúc (1979) thì ở cà chua với mức bón 90 - 120 kgN/ ha, có tác dụng kích thích ra hoa, cho năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và ở các mức bón này hàm lượng NO3 trong cà chua đạt tiêu chuẩn cho phép.

Với kết quả thu được khi nghiên cứu về súp lơ của chúng tôi, trên nền phân bón 10 tấn phân chuồng/ha + 350kg urê/ha + 250kg lân/ha + 200kg kali/ha + đồng sunfat ở các nồng độ khác nhau tất cả các lô thí nghiệm kể cả đối chứng đều có kết quả về hàm lượng NO3 ở dưới mức cho phép (500mg/kg). Trong đó, chúng tôi thấy

rằng với nồng độ CuSO4 0,025% hàm lượng NO3 ở mức thấp nhất (110,61mg/kg) giảm 38,66% so với đối chứng. Như vậy, theo chúng tôi khi bón CuSO4 với nồng độ 0,025% hàm lượng NO3 ở mức thấp nhất, rất có lợi cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)