KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1.Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ mức độ đa dạng di truyền của quần thể điều hiện được trồng tại tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật RAPD và AFLP (Trang 57 - 58)

5.1.Kết luận

Từ các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

 Quy trình tách chiết DNA của lá điều khá ổn định. Ly trích được 50 mẫu (trên tổng số 55 mẫu) đạt DNA tiêu chuẩn dùng trong các kỹ thuật sinh học phân tử

 Quy trình RAPD – PCR tốt nhất là quy trình ở nghiệm thức 2 của thí nghiệm 3 (Bảng 3.5 trang 31).

 Primer 11 dùng trong kỹ thuật RAPD – PCR cho 13 band đối với các mẫu thí nghiệm, trong đó có 2 band đồng hình và 11 band đa hình. Primer 11 có tính đa hình cao đối với quần thể điều.

 Với việc phân tích RAPD sử dụng primer 11 thì quần thể điều hiện được trồng tại tỉnh Ninh Thuận có hệ số đồng dạng di truyền trên cây phát sinh chủng loại dao động trong khoảng 0,65 – 1,00.

 Cây phát sinh chủng loại có rất nhiều nhánh chứng tỏ quần thể điều ở tỉnh Ninh Thuận có sự tạp giao rất phức tạp.

 Quy trình kỹ thuật AFLP ổn định, 2 tổ hợp primer MseI-CAA với EcoRI-ACT và

MseI-CAA với EcoRI-AGG cho tính đa hình cao, có thể được dùng để đánh giá tính đa dạng của quần thể điều.

5.2. Đề nghị

 Tối ưu quy trình ly trích DNA đối với lá điều non bằng cách cho thêm 10% CTAB vào bước 3, tiếp theo cho dung dịch kết tủa vào, sau đó cho dung dịch NaCl – TE.

 Khảo sát thêm các primer khác dùng trong kỹ thuật RAPD

 Tách riêng các band 750 bp và 1100 bp khi chạy RAPD với primer 11 để giải trình tự nhằm giải đáp cho sự chênh lệch giữa các mẫu và phục vụ cho công tác phân biệt và chọn giống.

 Thực hiện kỹ thuật AFLP đối với các tổ hợp primer chọn lọc khác và trên các tổ hợp primer chọn lọc MseI-CXX với EcoRI-AX.

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ mức độ đa dạng di truyền của quần thể điều hiện được trồng tại tỉnh Ninh Thuận bằng kỹ thuật RAPD và AFLP (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)