Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuơi cá rơ phi đỏ (Oreochromis sp.) đối với vi khuẩn Streptococcus sp đã đƣợc tiêm vi khuẩn dạng

Một phần của tài liệu Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp. (Trang 34 - 37)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuơi cá rơ phi đỏ (Oreochromis sp.) đối với vi khuẩn Streptococcus sp đã đƣợc tiêm vi khuẩn dạng

(Oreochromis sp.) đối với vi khuẩn Streptococcus sp. đã đƣợc tiêm vi khuẩn dạng FKC trƣớc đĩ

Dụng cụ và vật liệu:

+ Cá rơ phi đỏ: cĩ trọng lượng trung bình là 34,6 g. Được nuơi trong điều kiện thí nghiệm 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm. Cá được nuơi bằng thức ăn viên cơng nghiệp. Sau khi tiêm gây cảm nhiễm, cá khơng được cho ăn.

+ Bể xi măng: cĩ thể tích 0,75 m3, đặt trong nhà cĩ mái che, sục khí liên tục và thay nước hàng ngày.

+ Huyền dịch của vi khuẩn Streptococcus sp. dạng FKC: chuẩn bị tương tự như mục 3.3.4.

+ Vi khuẩn Streptococcus sp.: cùng dịng vi khuẩn điều chế FKC. Trước tiên vi khuẩn được nươi cấy tăng sinh trên mơi trường thạch NA, ủ ở nhiệt độ phịng trong 24h. Sau đĩ thu nhân sinh khối vi khuẩn. Pha lỗng vi khuẩn bằng nước muối sinh lí 0,9%. Vi khuẩn được xác định nồng độ bằng cách thực hiện theo phương pháp đếm khuẩn lạc trên đĩa thạch.

Cách thực hiện:

Thí nghiệm được bố trí thành 6 lơ gồm: 3 lơ thí nghiệm (E1, E2, E3) và 3 lơ đối chứng (C1, C2, C3) với các mật độ cá nuơi khác nhau: 25 con (mật độ nuơi thấp), 50 con (mật độ nuơi trung bình), 100 con (mật độ nuơi cao).

Tiêm cá vi khuẩn Streptococcus sp. dạng FKC như mục 3.3.5. Cá ở lơ đối

chứng tiêm nước muối sinh lí.

14 ngày sau khi chủng cá, thực hiện gây cảm nhiễm (tiêm thử thách) tất cả số cá (cả lơ thí nghiệm và lơ đối chứng) với vi khuẩn Streptococcus sp. cịn sống cĩ nồng

độ 8,5*105 CFU/ml với liều tiêm và cách tiêm như mục 3.3.5. Sau khi gây cảm nhiễm, cá khơng được cho ăn.

Tiếp tục theo dõi trong 14 ngày, mỗi ngày kiểm tra xem cĩ cá chết hay hấp hối khơng. Nếu cĩ thì tiến hành phân tích quan sát dấu hiệu, mổ khám bệnh tích và phân lập vi khuẩn để xác định nguyên nhân. Sau thời gian thí nghiệm, tất cả số cá cịn lại được giải phẩu để phân lập vi khuẩn gây bệnh giống như phân lập mẫu cá bệnh thu ngồi tự nhiên.

Hình 3.6: Bể bố trí thí nghiệm 2

Tĩm tắt thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.2

Bảng 3.2. : Cách bố trí thí nghiệm 2

Lơ Các thơng số

Lơ thí nghiệm Lơ đối chứng

E1 E2 E3 C1 C2 C3

Số cá (con) Loại chủng

Liều chủng (ml/cá thể) Nồng độ vi khuẩn (CFU/ml) Liều gây cảm nhiễm (ml) Thời gian theo dõi sau khi gây cảm nhiễm (ngày)

25 FKC FKC 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 50 FKC 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 100 FKC 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 25 NMSL 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 50 NMSL 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 100 NMSL 0,1/0,2 8,5*105 0,1/0,2 14 Chú thích:

FKC: Formalin Killed Cell – Các tế bào vi khuẩn được giết bởi formalin NMSL: Nước muối sinh lí 0,9%.

Một phần của tài liệu Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp. (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)