2.2.1.1. Đối tượng tính giá thành của công ty
Giá thành sản phẩm tại công ty là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà công ty đã bỏ ra để có được các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Sản phẩm của công ty là những m2 vải bạt trắng đã được in màu theo nội dung cần quảng cáo của khách hàng, và những khung treo biển, biển hộp, biển quay. Như vậy, đối tượng tính giá thành là những sản phẩm cụ thể, cũng có thể đối tượng là một đơn đặt hàng cụ thể nào đó được tập hợp chi phí tổng hợp cho đơn hàng rồi chia cho 1m2 sản phẩm trong đơn hàng.
2.2.1.2. Phương pháp tính giá thành của công ty
Dựa vào kết quả của phân loại chi phí và tập hợp chi phí theo khoản mục tính giá thành, phương pháp tính giá thành ở công ty như sau:
* Giá thành phân xưởng: Bao gồm tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, điện nước, khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, quản lý phân xưởng. Sau khi sản phẩm hoàn thành, những chi phí trực tiếp này tạo nên giá trị của sản phẩm xuất xưởng. Đó là giá thành phân xưởng, giá thành xuất xưởng đồng thời cũng là giá vốn hàng bán.
* Giá thành toàn bộ: Sau khi xác định được giá thành xuất xưởng, sản phẩm được đưa đi tiêu thụ. Những chi phí quản lý doanh nghiệp và những chi phí phục vụ cho việc bán hàng là những chi phí kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá thành toàn bộ được xác định như sau:
- Giá thành xuất xưởng - Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Việc tính giá thành theo tháng đã giúp cho công ty xác định nhanh được kết quả kinh doanh dễ dàng, kịp thời điều chỉnh ngay những tồn tại để tháng sau có hiệu quả cao hơn.
* Giá thành đơn vị: Giá thành đơn vị ở công ty được xác định như sau: - Tập hợp toàn bộ khối lượng sản phẩm cùng loại đã hoàn thành trong kỳ - Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trực tiếp và chi phí tiêu thụ cho khối lượng sản phẩm cùng loại đã tiêu thụ, chia cho số lượng đó để xác định giá thành đơn vị.