TRICHODERMA REESEI [4], [26], [33], [41] Trichoderma reesei được phân loại như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện lên men một số loại cà phê (Trang 44 - 46)

TÌM HIỂU VỀ NẤM SỢI 2.9.NẤM SỢI (NẤM MỐC) [5], [33]

2.11. TRICHODERMA REESEI [4], [26], [33], [41] Trichoderma reesei được phân loại như sau:

Trichoderma reesei được phân loại như sau:

Lớp: Deuteromycetes

Bộ: Moniliales

Họ: Moniliaceae

Giống: Trichoderma

Nhóm: Trichoderma reesei

Hình 2.13: Trichoderma reesei dƣới kính hiển vi (độ phóng đại x400)

Khuẩn lạc ban đầu trong suốt, sau đó có màu xanh lục do hình thành bào tử. Cuống sinh bào tử có dạng chùm, phân nhánh liên tục, sinh ra các thể bình có dạng hình tam giác, mỗi nhánh kết thúc bởi một thể bình. Đính bào tử hình cầu, đường kính 3,6 – 4,5 m, có màu xanh lục, có vách xù xì.

Đặc tính sinh lý:

Sinh trưởng ở nhiệt độ tối thiểu 0oC, tối đa 30 – 37oC, tối ưu 20 – 28oC.

Độc tố:

Trichoderma reesei không sinh ra các chất kháng sinh và không gây bệnh cho động – thực vật, chế phẩm enzyme thô từ Trichoderma reesei không gây đột biến vi khuẩn và các mô, cũng như không gây quái thai cho chuột.

Sinh thái:

Trichoderma reesei phân bố ở vùng cực Bắc, vùng núi, vùng nhiệt đới.

Trichoderma reesei là nấm sợi sinh sản vô tính, phân lập được trên các đảo Solomon trong chiến tranh Thế giới thứ II từ các mảnh vải cotton. Chủng này có khả năng sinh ra một lượng lớn cellulase và là tổ tiên của nhiều biến chủng được sử dụng hiện nay.

Trichoderma reesei có khả năng phân giải hoàn toàn cellulose tự nhiên với hiệu suất cao vì hệ enzyme cellulase của Trichoderma reesei đầy đủ 3 thành phần (endocellulase, exocellulase và -glucosidase) và được tiết ra môi trường nuôi cấy với một lượng lớn (có thể đạt 40 g/l). Vì vậy, đây là loại nấm có nhiều tiềm năng trong công nghiệp sản xuất enzyme cellulase.

Cellulase của Trichoderma reesei có pH tối thích là 5,0 và nhiệt độ tối thích là 50oC.

Sinh tổng hợp cellulase từ Trichoderma reesei cũng như từ các chủng vi sinh vật khác đòi hỏi phải bổ sung chất cảm ứng vào môi trường nuôi cấy như cám, rơm, bã mía, mùn cưa,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các điều kiện lên men một số loại cà phê (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)