V. Liên hệ với nhiệm vụ học tập của sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội:
2. Quy tắc đạo đức và ứng xử của người cán bộ Kiểm sát trong thi hành nhiệm vụ, công vụ:
hành nhiệm vụ, công vụ:
Cán bộ Kiểm sát phải thực hiện các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định trong văn bản pháp luật:
- Có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Phải thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vu được pháp luật và các quy chế nghiệp vụ của ngành quy định và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. - Có kiến thức pháp luật, kĩ năng nghề nghiệp cần thiết, phương pháp làm việc khoa học.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tôn trọng kỉ luật lao động, kỉ luật nghiệp vụ, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quy chế nghiệp vụ của ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Tuyệt đối trung thành với Hiến pháp, tuân thủ pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và các nguyên tắc hoạt động của ngành Kiểm sát. Ngoài ra khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ cán bộ Kiểm sát phải chấp hành nghiêm túc các quy chế về tổ chức và hoạt động, các quy chế công vụ do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cán bộ Kiểm sát không được tự ý bỏ việc, chây lười, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác
nhiệm vụ, công vụ, không được can thiệp trái pháp luật hoặc lợi dụng danh nghĩa cán bộ, công chức, viên chức để tư lợi.
- Người cán bộ Kiểm sát phải có đức tính “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” như bác Hồ đã dạy.
3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Kiểm sát cần có trong thực thi công vụ:
Căn cứ vào các quy định hiện hành của nhà nước đối với cán bộ công chức và các quy định của Viện đến sát nhân dân tối cao, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát cần có trong thực thi công vụ là:
Vài điều trong Luật cán bộ, công chức 2008:
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra
quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước phâp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 15. Đạo dức của cán bộ, công chức.
- Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.
Từ những nội dung trên có thể thấy rằng người cán bộ kiểm sát cần đảm bảo những tiêu chuẩn nghề nghiệp sau:
- Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với lí tưởng cách mạng của Đảng, kiên định với lí tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hết mình cho sự thắng lợi của công cuộc đổi mới hướng tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, kỉ luật của ngành, các quy định, quy chế, nội quy của Cơ quan
- Luôn “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, công chức làm việc trong công sở có ít nhiều quyền hành, nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì dễ trở thành hủ bại, biến hóa thành sâu mọt của nhân dân.
- Yêu ngành, yêu nghề, luôn trung thực, công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.
Công minh, nghĩa là người cán bộ Kiểm sát phải luôn công bằng và sáng suốt trong công việc, không được vì những lợi ích, tình cảm riêng tư mà bẻ cong cán cân công lý. Để đảm bảo sự công minh, người cán bộ Kiểm sát phải giữ gìn sự liêm khiết.
Chính trực, nghĩa là sống ngay thẳng, theo đúng lẽ phải, không gian dối, thiên vị, luôn coi trọng công việc để làm đúng pháp luật. Người cán bộ Kiểm sát chính trực sẽ có thái độ công bằng trong xem xét, đánh giá, giải quyết vụ việc, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc gây ra thiệt hại cho người khác.
Khách quan trong công việc, nghĩa là luôn xuất phát từ thực tế khách quan, không nhìn nhận, đánh giá một cách chủ quan, phiến diện, định kiến.
Thận trọng, nghĩa là trong khi thực hiện nhiệm vụ phải cân nhắc, suy nghĩ cẩn thận, không để sai sót
Khiêm tốn, nghĩa là khiêm nhường, không tự kiêu, tự đại, tự mãn với bản than, không tham lam, ích kỉ, ghen ghét, đố kỵ, có ý thức cầu tiến
- Ra sức học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững công tác, nắm vững kiến thức pháp luật.
- Có tinh thần đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, không bè phái cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp, đề cao phê bình và tự phê bình nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
- Gương mẫu, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, đoàn kết, thân ái, yêu thương đồng chí, yêu thương nhân dân. Có thái độ văn minh, lịch sự, không gây phiền hà, sách nhiễu người khác, đề cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, hoạt động nghề nghiệp của người cán bộ kiểm sát là hoạt động nghề nghiệp đặc thù. Tham gia vào hoạt động nghề nghiệp đó, đội ngũ cán bộ kiểm sát ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu đạo đức chung của người cán bộ thì cần phải đáp ứng những chuẩn mực đạo đức quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp riêng, với tư cách là những chuẩn mực ứng xử trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài việc tuân thủ các quy tắc đạo đức, ứng xử của cán bộ Kiểm sát nói chung, còn phải tuân thủ các quy tắc sau trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ:
- Phải nghiêm túc thực hiện chế độ trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật; phải chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động, cơ quan, đơn vị mình.
- Phải thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị, bộ phận trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ thuộc quyền quản lý. Đồng thời, định kì kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.
- Trong phạm vi trách nhiệm được giao, phải tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.
- Phải tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, về văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, phản ánh, xem xét, giải quyết kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
- Phải quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao cho đơn vị mình, có nghĩa vụ thực hiện kê khai tài sản cá nhân đinh kì hằng năm theo quy định.
- Không được sử dụng kinh phí ngân sách, tài sản của Nhà nước, cơ quan, đơn vị làm quà tặng trái quy định của pháp luật, không được bao che cho cán bộ thuộc quyền quản lý có hành vi tham nhũng hoặc vi phạm khác.
4. Để nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức ở ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay, theo bạn cần phải có những giải pháp: Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay, theo bạn cần phải có những giải pháp:
Thực trạng Đạo đức CBKS hiện nay?
Tiêu cực:
- Một số cán bộ kiểm sát thiếu chủ động trong thực hành quyền công tố vầ kiểm sát điều tra, việc điều tra, xử lí một số vụ án lớn về kinh tế và tham nhũng còn chậm.
- Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một số bọ phận cán bộ kiểm sát chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao nhiệm vụ thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp.
- Còn tồn tại tình trạng nhận hối lộ, tham nhũng ở một số bộ phận kiểm sát.
- Ở một số viện kiểm sát địa phương còn để xảy ra việc cán bộ vi phạm phải xử lí kĩ thuật, có cán bộ xử lí hình sự.
- Một số cán bộ kiểm sát còn có quan niệm “Quan phụ mẫu”, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân
Tích cực:
Bên cạnh một số mặt tiêu cực thì vẫn còn tồn tại một số kiểm sát viên luôn tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng hy sinh bản thân để bắt được tội phạm. Họ thường xuyên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để phù hợp với yêu cầu của ngành. Công minh, chính trực trong khi xử lí và thi hành án…
Nguyên nhân:
- Một số bộ phận kiểm sát mắc chủ nghĩa cá nhân, sống hưởng thụ, sống buông thả, thiếu tu dưỡng rèn luyện.
- Tinh thần phê bình và tự phê bình của cán bộ kiểm sát chưa cao, vẫn còn tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, nể nang trong công tác đánh giá, sợ đụng chạm.
- Người tự đánh giá thiếu trung thực, thiếu nghiêm túc trong tự nhận xét đánh giá, thường xuyên có tâm lý không thừa nhận bản thân yếu kém, chưa hoàn thành nhiệm vụ.
- Chưa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Bản lĩnh chính trị không vững vàng kiên định.
- Không gần dân, tin dân, không quan tâm đến ý chí, nguyện vọng của dân, cậy quyền thế, chức vụ mà hống hách.
Nguyên nhân khách quan
- Chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm sát trong từng cơ quan đơn bị chưa đồng đều, việc bố trí phân công công tác đối với từng cán bộ kiểm sát chưa cụ thể, rõ ràng.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ kiểm sát để kịp thời chấn chỉnh.
- Do ngày nay nền kinh tế thị trường phát triển kéo theo nhiều hệ lụy, mặt trái khác nhau, nhu cầu dân sinh của mỗi con người trong xã hội tăng cao, một số cán bộ đề cao lợi ích cá nhân mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.
- Nhà nước chưa đưa ra nhiều chính sách đem lại nhiều lợi ích cho các công chức trong ngành, đồng lương và chế độ đãi ngộ chưa đáp ứng được nhu cầu thieeys yếu của cuộc sống.
- Một số môi trường làm việc chưa khách quan, dân chủ, một số cán bộ trong nhiều hoàn cảnh bị ép buộc bởi các chế độ cường quyền.
Giải pháp:
-Bản thân người cán bộ kiểm sát
+ Mỗi cá nhân cán bộ kiểm sát cần tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt, có phẩm chất tốt “ cần , kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” , “công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”
+ Mỗi cán bộ phải nhận thức rõ về địa vị pháp lý của mình tại phiên tòa.
+ Nâng cao kĩ năng tranh luận, đối đáp, trình độ năng lực nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức.
+ Ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Nghiêm túc chấp hành mọi quy định của pháp luật, lên án, phê phán những thói hư tật xấu, mọi hành vi vi phạm của các cá nhân trong cơ quan, tổ chức trong xã hội.
-Cơ quan nhà nước
+ Luật hóa các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản thành những cam kết có tính bắt buộc người cán bộ kiểm sát thực hiện trong thực thi công vụ.
+ Tăng cường công tác thanh tra công vụ.
+ Quy định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình của người cán bộ kiểm sát trong thực thi công vụ.
+ Tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức đối với cán bộ kiểm sát.
+ Xây dựng chế độ vật chất, phúc lợi xã hội phù hợp.
+ Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách hiệu quả, tránh phong trào, hình thức.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng đội ngũ công chức. Cần:
•Một là, trong công tác tuyển chọn, đề bạt cán bộ cần chú trọng yếu tố đức độ và tài năng.
•Hai là, thực hiện việc phê bình và tự phê bình trong Đảng một cách công khai, dân chủ, để mỗi công chức phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu cao tinh thần đoàn kết, chân thành giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm.
•Ba là, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tiến hành phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của lập thể và của từng cá nhân; đồng thời, phát huy quyền giám sát, quyền thông tin trong bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm.
•Bốn là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát đối với công chức. “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, trước hết là công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng. Kiểm tra phải có chương trình, kế hoạch, được xây dựng thành chế độ và đem lại hiệu quả thiết thực”.
+ Tập trung xây dựng con người mới, nêu cao giá trị đạo đức truyền thống, nhận thức về lý tưởng, mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Liên hệ sinh viên trường ĐHKSHN
- Nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, học vấn - Chủ động, tích cực, tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo
- Rèn luyện đạo đức trong học tập: không tiêu cực, bệnh thành tích… - Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Quan hệ tốt với: bạn bè, thầy cô, mọi người - Tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống. - Bản lĩnh, chính kiến, lập trường
- Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; tham gia công tác đảm bảo an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng
- Tích cực tham gia hoạt động xã hội