Hình ảnh và đặc tính kỹ thuật của modem GSM/GPRS và điện thoại di động.

Một phần của tài liệu Hệ thống quan trắc môi trường bằng GSM phần 2 (Trang 34 - 35)

thoại di động.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hãng nổi tiếng sản xuất modem GSM/GPRS như Siemens, Falcom, Motorola, Wavecom, SonyEricsson ....

Hình 1.11: Modem GSM/GPRS.

Chủ yếu modem GSM/GPRS hoạt động trên các băng tần như sau 900 / 1800 MHz hoặc 900 / 1900 MHz.

Về cấu tạo modem GSM/GPRS là một hệ thống mạch vi xử lý có một khe cắm thẻ SIM, bộ nhớ... tất cảđược đặt bên trong một cái hộp và có một ăng ten kết nối bên ngoài. Kích thước của các modem GSM/GPRS rất nhỏ chỉ khoảng 100 x 78 x 32 mm và trọng lượng cũng rất nhẹ chỉ khoảng 125 g nên rất dễ cho việc di chuyển lắp đặt.

Các modem GSM/GPRS có thể hỗ trợ truy cập Internet trên môi trường GSM/GPRS , đường truyền dữ liệu, SMS, tín hiệu thoại (bao gồm cả FAX và các dịch vụ TCP/IP).

Hầu hết các modem GSM/GPRS sẽ được điều khiển bởi các câu lệnh AT (theo các chuẩn GSM 07.07 và GSM 07.05)

Thông thường việc kết nối giữa các modem GSM/GPRS này với máy tính bằng cổng COM (RS232), cũng có một số modem GSM/GPRS hỗ trợ kết nối USB hoặc kết nối PC Card cho laptop.

Một số modem GSM/GPRS cho phép kết nối trực tiếp với điện thoại thông qua giao tiếp của nó.

Hình 1.12: Modem GSM/GPRS kết nối trực tiếp với điện thoại .

Ngoài ra một điện thoại di động có thể đóng vai trò như một modem GSM/GPRS. Tuy nhiên không phải bất kỳ chiếc điện thoại di động nào cũng có thể

làm modem GSM/GPRS cái này tuỳ thuộc và sự thiết kế của nhà sản xuất. Trên thị

trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất điện thoại di động tích hợp chức năng này vào thiết bị của họ. Ví dụ như Nokia với các dòng 6210e, 6310, 7110, 8250,8210, 6220... Motorola, Sony-Ericsson, Siemens

Hoạt động trên băng tần 900/1800/1900 Mhz, gửi và nhận tin nhắn, gọi điện thoại.

Một phần của tài liệu Hệ thống quan trắc môi trường bằng GSM phần 2 (Trang 34 - 35)