2 Thuốc nhuộm hoạt tính.

Một phần của tài liệu Thiết kế công nghệ và dây chuyền công nghệ làm sạch hóa học vải dệt kim (Trang 30 - 33)

- Chất tẩy trắng: Để tạo cho vải có độ trắng cần thiết, trong quá trình

2.3. 2 Thuốc nhuộm hoạt tính.

Là những hợp chất màu mà trong phân tử của chúng có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện được các mối liên kết hóa trị với vật liệu nói chung và xơ dệt nói riêng trong quá trình nhuộm. Nhờ vậy mà chúng có độ bền màu với gia công ướt, ma sát và nhiều chỉ tiêu khác.

a) Ưu điểm: thuốc nhuộm hoạt tính có đủ gam màu, màu tươi, giá thành sản xuất không cao, kỹ thuật nhuộm và in không phức tạp, nên tuy thuốc nhuộm này mới ra đời từ năm 1956 nhưng đến nay đã có hàng nghìn màu khác nhau được sản xuất và được sử dụng ngày càng phổ cập để nhuộm nhất là để in hoa.

Bất kỳ một thuốc nhuộm hoạt tính nào cũng có thể viết dưới dạng công thức tổng quát: S - Ar - T – X.

S: là nhóm tạo cho phân tử thuốc nhuộm tính tan Ar: là nhóm gốc thuôc nhuộm(gốc màu)

T: là gốc mang nguyên tử phản ứng X: là nguyên tử phản ứng

Hầu hết thuốc nhuộm hoạt tính hòa tan tốt trong nước và bắt màu vào vật liệu trong môi trường kiềm yếu. Chúng được dùng chủ yếu để nhuộm các loại vật liệu từ xenlulô, lụa tơ tằm, các loại len dạ, các loại vải từ xơ nilon.

Khi tham gia phản ứng với xơ sợi, bên cạnh phản ứng chính còn có phản ứng phụ, thủy phân thuốc nhuộm về dạng mất hoạt tính, làm giảm hiệu lực của chúng. Dạng đã bị thủy phân còn khó giặt sạch khỏi vải, làm giảm các phẩm cấp về các chỉ tiêu bền màu và là nhược điểm chính của thuốc nhuộm.

b) Phạm vi sử dụng:

Thuốc nhuộm hoạt tính được chia làm hai loại: loại để nhuộm cho xơ xenlulô, len, tơ tằm và loại để nhuộm xơ PAD. Theo tính chất kỹ thuật loại thứ được chia làm ba nhóm:

- Nhóm thuốc nhuộm nguội, trong tên gọi có chữ M hay chữ X, chúng có khả năng phản ứng cao, phải nhuộm ở trong môi trường kiềm yếu ở nhiệt độ thấp (25 ÷300C).

- Nhóm thuốc nhuộm nóng: trong tên gọi có chữ H, khi nhuộm thì trị số pH của dung dịch trong khoảng 10 ÷ 11 ở nhiệt độ 600C.

- Nhóm nhuộm nhiệt độ cao, trong tên gọi không có ký hiệu gì đặc biệt hoặc có chữ HT, chúng có khả năng phản ứng thấp so với hai nhóm trên nên chúng có thể nhuộm tận trích ở 70 ÷ 900C trong môi trường kiềm mạnh hơn.

Theo mức độ giảm dần khả năng phản ứng, các mặt hàng thuốc nhuộm hoạt tính có thể sắp xếp theo thứ tự sau:

Procion M, X (có khả năng phản ứng cao nhất) Drimaren K, R Levafix E – A Cibacron F Levafix E Remazol Cibacron Bazilen EP Cibacron E, A, P; Procion H, H – E; Cibacron (reacton) T; Drimaren X và Z (có khả năng phản ứng thấp nhất).

Mỗi loại thuốc nhuộm kể trên cũng có những màu có khả năng phản ứng cao hơn hoặc thấp hơn ít nhiều, thứ tự sắp xếp này chỉ là tương đối, được dùng chủ yếu khi thiết lập công nghệ nhuộm.

- Thành phần của dung dịch nhuộm:

Tương ứng với ba nhóm nhuộm kể trên, thành phần của dung dịch nhuộm khi nhuộm khi nhuộm tận trích có thể lấy như sau:

Thành phần dung dịch nhuộm (g/l) Thuốc nhuộm Có ký hiệu M Có hý hiệu H Không có ký hiệu

Thuốc nhuộm (theo màu) Tác nhân kiềm

X

Na2CO3 hay NaHCO3 5 - 15 X Na2CO3 10 - 15 X Na2CO3 12 - 20

Chất điện ly (NaCl, Na2SO4) Chất ngấm 30 ÷ 60 0,2 ÷ 0,5 40 ÷ 70 0,2 ÷ 0,5 40 ÷ 100 0,2 ÷ 0,5

Khi chuẩn bị dung dịch nhuộm thì thuốc nhuộm và chất ngấm được hòa thành dung dịch riêng, muối ăn và dung dịch kiềm được hòa tan thành dung dịch riêng và đưa vào máy theo những giai đoạn nhất định.

Trong ba nhóm thuốc nhuộm nói trên thì nhóm thuốc nhuộm nóng, trong tên gọi có chữ H sẽ được lựa chọn để nhuộm cho phần xơ bông theo phương pháp tận trích thực hiện trên máy Jét. Đơn và quy trình công nghệ nhuộm sẽ được giới thiệu trong phần thiết kế công nghệ.

Một phần của tài liệu Thiết kế công nghệ và dây chuyền công nghệ làm sạch hóa học vải dệt kim (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w