Theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí máy thi công trong dự toán công trình được xác định từ khối lượng công tác xây lắp của công trình và chi phí máy trong đơn giá tương ứng với từng loại công tác. Trong hệ thống đơn giá xây dựng do các tỉnh, thành phố ban hành hiện nay, chi phí máy được xác định từ số ca sử dụng máy để thực hiện một đơn vị sản phẩm xây lắp theo quy định trong định mức dự toán do Bộ Xây dựng ban hành và giá ca máy do các địa phương ban hành.
Trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông thì việc thi công đòi hỏi phải sử dụng nhiều máy và thiết bị thi công có giá trị lớn, có phương thức sử dụng riêng và thường tiêu hao nhiều chi phí cho việc vận hành máy.
Các chi phí sử dụng máy thi công được tính bao gồm: + Chi phí công nhân sử dụng máy thi công.
+ Nguyên, nhiên liệu. + Chi phí sửa chữa thiết bị. + Khấu hao thiết bị.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Để tạo sự chủ động cho các đội sản xuất thì công ty giao xe máy cho các đội sản xuất, tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất và trình độ quản lý của các đội. Việc điều hành xe máy và theo dõi hoạt động sản xuất của máy được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đội sản xuất và có sự giám sát chặt chẽ của công ty.
Phương pháp xác định chi phí máy thi công hiện hành đã góp phần tích cực vào việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong thời gian quan. Tuy nhiên, phương pháp xác định chi phí máy hiện hành chưa thể
thể như: quy mô công trình, biện pháp thi công, điều kiện và năng lực của từng nhà thầu…Các hạn chế này đã cản trở việc xác định giá thành, giá hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, dẫn đến suy giảm hiệu quả tích cực của sự cạnh tranh trong thị trường xây dựng.
-Chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công:
Chi phí này bao gồm các khoản: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc điều khiển máy móc dùng cho hoạt động thi công công trình. Do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc điều hành máy thi công không phải là các nguyên vật liệu chính phục vụ cho việc thi công công trình nên công ty sẽ cho các công trường vay tiền để tự mua nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ.
-Hạch toán chi phí tiền lương cho công nhân lái máy:
Công nhân lái máy thi công tại công ty được trả lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công theo dõi thời gian lao động của mỗi công nhân căn cứ vào bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc thực tế của mỗi người trong tháng. Việc kiểm soát chi phí công nhân lái máy khá dễ dàng vì nó phụ thuộc vào thời gian làm việc của máy. Do vậy, để người công nhân làm việc hiệu quả cần giảm thiểu tối đa thời gian ngừng nghỉ vì lí do không hợp lý của máy như máy không làm việc do thiếu nguyên vật liệu, do sửa chữa, mất điện….
-Chi phí khấu hao máy thi công:
Với đặc thù của mình, hiện nay ngành XDCB cần rất nhiều máy móc thiết bị để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 nắm vững được tình hình này nên đã trang bị rất nhiều máy móc thi công: Máy trộn bê tông, máy ủi, máy đóng cọc, máy khoan ...Các loại máy móc này công ty giao cho đội xe máy quản lý và sử dụng. Khi một công trình của đội nào cần sử dụng thì đội xe máy sẽ điều động máy móc thiết bị đến công trường đó. Nếu ở đội
không có hoặc chưa cung cấp kịp thời máy thi công thì công trường có thể thuê ở ngoài.
Chi phí khấu hao máy thi công chiếm phần lớn chi phí khấu hao TSCĐ trong công ty vì máy thi công chiếm đa số trong tổng TSCĐ.
Trong 1 kỳ, một máy thi công có thể được sử dụng để phục vụ cho việc thi công nhiều công trình khác nhau tại thời điểm khác nhau. Do đó, kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình mà phải thông qua cách phân bổ gián tiếp để tính khấu hao máy thi công cho từng công trình.
Nếu Công ty thấy rằng máy thi công hiện có của mình không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hoặc sử dụng máy thi công của Công ty không hiệu quả thì các đội có thể tự thuê ngoài, công ty có thể chỉ thuê máy hoặc thuê trọn gói cả người điều khiển và các chi phí khác sử dụng cho máy. Trong hợp đồng thuê phải ghi rõ số lượng ca máy sử dụng, đơn giá một ca máy, sử dụng cho công trình nào thì tính vào chi phí công trình đó. Khi ký kết hợp đồng thuê máy chủ yếu là do sự thỏa thuận giữa người thuê (đội trưởng) với đơn vị cho thuê vì vậy dễ dẫn đến sự tiêu cực trong quá trình ký kết hợp đồng.