Kiến nghị hoàn thiện pháp luậtvề đấu thầu xây lắp

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (Trang 75 - 82)

III. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luậtvề đấu thầu xây lắp

Thứ nhất, nội dung liên quan cần thống nhất trong quy định của Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư:

- Theo quy định của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, tại khoản 1 Điều 1 “Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Chủ đầu tư xây dựng

công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước …”.

Do dự án và các công việc phục vụ cho công tác lập dự án (đo đạc, khảo sát địa hình, khảo sát địa chất ….) là các gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP: “Trường

nhiệm vụ chuẩn bị dự án căn cứ các văn bản liên quan để lập hồ sơ mời thầu trình người đứng đầu cơ quan chuẩn bị dự án phê duyệt”.

Đề nghị có thống nhất quy định tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án là cơ quan được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư.

Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về việc phân chia các dự án thành các gói thầu

Quy định cụ thể về phương pháp phân chia dự án thành các gói thầu nhằm thực hiện thống nhất tránh tình trạng vận dụng một cách tuỳ tiện chia nhỏ các gói thầu để không phải đấu thầu. Gói thầu cần được phân chia theo quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án. Việc phân chia dự án thành những gói thầu phải được xây dựng ngay sau khi thiết kế để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa đảm bảo tính khách quan trong việc phân chia.

Thứ ba,cần qui định rõ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Ban quản lý trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu thì có rất nhiều qui định Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là

“một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:

- Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thì Bộ Giao thông - Vận tải là chủ đầu tư có đúng không?). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở

hữu”. Rõ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đã được giao, phân bổ trực

tiếp cho Bộ Giao thông vận tải “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trình nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.

- Vì vậy có ý kiến cho rằng cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có quy định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.

- Về Ban Quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng thì trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự án, Ban

Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.

Cụ thể tại Điều 12 Nghị định 112/2006/NĐ-CP quy định:

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:

"Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án

1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng đảm bảo tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án.

2. Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền."

Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, Uỷ ban nhân dân) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử người của mình ra làm Ban Quản lý dự án vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban

Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế thì hai

là một rồi còn gì phải tách ra nữa.

Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi.

Thứ tư, vấn đề tuyển chọn tư vấn xây dựng công trình cần có sự điều chỉnh kịp thời

Vấn đề tuyển chọn tư vấn xây dựng công trình dựa vào cạnh tranh giá như hiện nay đã gây ra nhiều lo ngại. Tại Hội thảo “Tuyển chọn và sử dụng tư vấn trong

20/7/2007 các ý kiến đã đi đến thống nhất cần có các kiến nghị với Nhà nước xung quanh các chính sách về tuyển chọn tư vấn.

Phương thức tuyển chọn tư vấn phù hợp với thực tế Việt Nam hiện nay là cần nhanh chóng tiếp cận với thông lệ quốc tế. Cơ chế chỉ định thầu tư vấn chỉ nên áp dụng đối với những công việc, giai đoạn chưa có định lượng (như lập đồ án quy hoạch, báo cáo đầu tư). Với những giai đoạn, công việc đã cụ thể, đã định lượng (dự án đầu tư, thiết kế kĩ thuật, giám sát...) nên áp dụng đấu thầu để phát huy tính cạnh tranh, xác định chi phí khách quan, không bị rào cản của tỉ lệ chi phí tư vấn, tạo điều kiện cho các tư vấn tự đổi mới vươn lên.

Cần xây dựng bảng phân cấp hạng công trình xây dựng giao thông. Trong đó cấp đặc biệt gồm các dự án có quy mô lớn, có yêu cầu kĩ thuật cao áp dụng đấu thầu hạn chế. Những tư vấn lớn, đáp ứng được các yêu cầu nhất định về vốn, nhân lực, kinh nghiệm sẽ được đưa vào danh sách ngắn để lựa chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ và thương thảo giá.

Những dự án có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng phương pháp kết hợp giữa chất lượng và giá.

Theo phương pháp lựa chọn này, Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ đề nghị cần được sửa đổi triệt để để có thể lựa chọn tư vấn dựa vào yếu tố năng lực kĩ thuật là chính. Đồng thời phải ban hành gấp rút mẫu hồ sơ mời thầu mới và quy định đơn giản hoá thủ tục tham dự thầu. Mức chi phí tư vấn lập dự án hiện nay thấp.

Đây là nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của đấu thầu và không tạo được lực lượng tư vấn có chất lượng cao. Vì vậy quy định tư vấn lập dự án không được tham gia thiết kế kĩ thuật là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay; Cần sớm quy định lại tỉ lệ chi phí để đảm bảo lựa chọn được tư vấn có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng lập hồ sơ dự án.

Việc tổ chức đấu thầu tư vấn cũng có nhiều nội dung cần điều chỉnh. Trong đó, trình tự thực hiện đề nghị theo đúng trình tự của các dự án ODA. Tư vấn lập báo cáo đầu tư xác định nhiệm vụ, chi phí lập dự án đầu tư. Tư vấn lập dự án đầu tư xác định nhiệm vụ, chi phí thiết kế kĩ thuật và tư vấn giám sát, để đấu thầu.

Tiêu chuẩn đánh giá, đối với thang điểm kinh nghiệm, đề nghị đánh giá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và lịch sử cá nhân kĩ sư tư vấn, kinh nghiệm của tổ chức là thứ

yếu. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp kiến nghị áp dụng như các dự án ODA, cách đánh giá theo điểm tổng hợp chỉ nên áp dụng cho các công trình giản đơn, kết cấu phổ biến.

Mạnh dạn áp dụng đấu thầu quốc tế đối với các dự án lớn để chuyển giao công nghệ. Đây cũng là biện pháp buộc các tư vấn trong nước phải tự mình hoàn thiện, nâng cao tính chuyên nghiệp. Sớm tiến tới quản lý các loại chi phí tư vấn theo thông lệ quốc tế, trước mắt đề nghị điều chỉnh ngay tỉ lệ chi phí cho tư vấn giám sát.

Thứ năm, cần có cơ chế điều chỉnh giá vật liệu trong xây dựng

Vật liệu xây dựng tăng giá chóng mặt, có những mặt hàng tăng gần gấp 3 lần khiến nhiều nhà thầu thực hiện các dự án xây dựng có nguy cơ phá sản vì ký hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá.

Ngay cả các hợp đồng có điều khoản điều chỉnh giá, nhà thầu cũng vừa làm vừa run vì chẳng biết có được thanh toán không, do các cơ chế quản lý vẫn siết chặt?

Tiến sĩ Nguyễn Dương Cận-Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng đưa ra những con số so sánh: Năm 2007 so với năm 2006 thì tốc độ vật liệu tăng đáng kể: Thép tăng 25,75, gạch chỉ tăng 22,8%, cát tăng 18,9%, nhựa đường tăng 17,5%. Nếu so với năm 2000, riêng thép đã tăng 2,25 lần.

Đầu 2008, vật liệu xây dựng tiếp tục phi mã: Thép tăng từ 12.000 lên 20.000 đồng/ kg, ximăng tăng 40%, gạch tăng gần gấp 3 lần đặc biệt đợt điều chỉnh giá xăng dầu đã khiến các loại vật liệu xây dựng tăng kéo theo thêm 3-5%. Chính sự tăng giá đồng loạt và đột biến tất cả các loại vật liệu xây dựng cuối năm 2007 đầu 2008 đã khiến các nhà thầu bỏ công trình, chạy... lỗ. Nhà thầu không ai có thể lường trước biến động giá cả với biên độ lớn như vậy nên dù có tính toán hệ số trượt giá cũng không ăn thua. Vì thế để giảm lỗ, họ đành lấy từ chất lượng như thay đổi chủng loại vật liệu rẻ tiền hơn, giảm bớt vật liệu... Đây là những cách làm vi phạm quy trình xây dựng và tiềm ẩn nguy cơ kém chất lượng, xuống cấp nhanh công trình.

Có một thực tế là, đơn giá vật liệu do Liên sở Tài chính - Xây dựng ban hành theo từng quý như hiện nay chưa bảo đảm phù hợp với thị trường (thông thường chậm hơn giá thị trường từ 2 - 3 tháng) nên dự toán căn cứ vào đơn giá này thường thấp hơn thực tiễn khi thực hiện đấu thầu. Hệ quả của những hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng đến kết quả của việc đấu thầu mà còn ảnh hưởng cả đến hiệu quả quản lý sau đấu thầu. Sản phẩm của quá trình đấu thầu cuối cùng là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu

tư và nhà thầu trúng thầu. Nhưng trong bối cảnh giá cả leo thang như vậy, việc quản lý hợp đồng không được quan tâm đúng mức sẽ làm mất hết ý nghĩa của việc đấu thầu, tạo khe hở cho các bên liên quan “lách luật”.

Với các công trình được điều chỉnh giá nhà thầu, hoặc chỉ định thầu, nhà thầu cũng vừa làm vừa run. Ông Nguyễn Trần Phương - Phó Tổng giám đốc Vinaconex giãi bày: Theo quy định hiện nay, giá vật liệu do sở xây dựng địa phương thông báo. Tuy nhiên nhiều địa phương sợ tổng mức đầu tư của các dự án có vốn ngân sách đội lên nên không thông báo giá kịp thời theo thị trường. Trong khi đó các dự án thuộc vốn trung ương tại địa bàn thì phải được cập nhật giá cả.

Hiện tất cả các loại vật liệu đều tăng giá, chủ đầu tư cũng thông cảm và biết điều đó nên nhiều chủ đầu tư chấp thuận cho nhà thầu tạm thanh toán vật liệu theo 70% trị giá hoá đơn đỏ.

Song các nhà thầu rất lo nếu sau này không được bộ phận quyết toán chấp nhận thì chỉ còn nước bỏ tiền nhà ra đền. Trong khi công trình đang cần tiến độ chủ đầu tư có thể thông cảm giúp nhà thầu nhưng nếu về lâu dài không được hợp pháp hóa bằng những quy định cụ thể thì cả nhà thầu lẫn chủ đầu tư cũng khó lòng bảo vệ được mình khi thanh toán. Đây cũng là nguy cơ phá sản treo lơ lửng trên đầu các nhà thầu.

Ý kiến của nhiều nhà thầu nêu tại hội thảo cho thấy: Việc trượt giá vật liệu xây dựng vẫn sẽ diễn ra chỉ có điều không theo một quy luật nhất định. Nếu vật liệu xây dựng tăng lại đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thì quả là nhiêu khê. Vì vậy cần phải có một cơ chế áp dụng linh hoạt cho trường hợp này.

Kỹ sư Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Nam Định đề xuất nên có mục trượt giá trong hợp đồng để nhà thầu và chủ đầu tư có thể thương thảo trong trường hợp biến động giá cụ thể. Ngoài ra chủ đầu tư cũng phải ứng vốn để nhà thầu dự trữ vật liệu xây dựng chống tình trạng bị tăng giá.

Một số nhà thầu cũng cho rằng cần phải sửa quy định chỉ trúng thầu khi bỏ giá thấp hơn giá mời thầu vì khi tính toán công trình theo dự toán là đã áp dụng các định mức rất sát song nếu nhà thầu bỏ giá cao hơn giá dự toán thì bị loại.

Đây khác nào "vòng kim cô". Vì dự án đã tính theo định mức thì khả năng giảm thấp hơn là phi lý, nhà thầu chỉ còn nước rút từ các chi phí khác. Đặc biệt với các dự án được xây dựng từ vài năm trước thì hiện giá vật liệu tăng gấp vài lần, nhà thầu

đương nhiên chịu lỗ. Vì thế các nhà thầu đề nghị có thể cho bỏ giá cao hơn giá mời thầu.

Trước thực trạng vật liệu xây dựng tăng giá quá cao, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ cho phép các dự án ký hợp đồng trọn gói được điều chỉnh giá. Đây cũng là một động thái kịp thời để cứu nhà thầu, song tiến sĩ Đặng Huy Đông - Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc cho phép điều chỉnh giá các dự án trọn gói chỉ là giải pháp tình thế.

Về lâu dài các nhà thầu cần biết tự cứu mình, phải tính toán kỹ lưỡng khi nhận thầu để tuân thủ hợp đồng. Họ cũng phải sòng phẳng chấp nhận lời ăn lỗ chịu. Mặt

Một phần của tài liệu Pháp luật về đấu thầu xây lắp và thực tiễn áp dụng tại Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w