0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nội dung điều vẽ:

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC ĐIỀU VẼ TRONG QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:10000 BẰNG ẢNH HÀNG KHÔNG (Trang 49 -51 )

c. Diện tích đoán đọc điều vẽ: được vạch lên trên ảnh và cách ảnh ( theo ảnh chẵn hoặc ảnh lẻ )

3.6.2. Nội dung điều vẽ:

Tất cả các đặc trưng của địa hình: Núi đất đá, Vách trượt sụt, Bờ lở , bãi bồi cố định và theo mùa…

- Tất cả các thảm thực vật: Rừng, loại rừng, độ cao trung bình của từng tiểu khu rừng…

- Đất, ranh giới sử dụng và loại đất, các loại cây trồng (lúa, mây, cây công nghiệp…)

- Tất cả hệ thống giao thông (đường quốc lộ 32 và quốc lộ 279 đang thi công) và các công trình phụ trợ như cầu, cống ngầm…

- Tất cả hệ thống thuỷ văn và công trình phụ trợ…

- Tất cả các điểm dân cư và các công trình văn hoá xã hội: Trụ sở UB , Trường học, Nhà văn hoá…của khu dân cư, số hộ từng bản.

- Tất cả các địa danh: Điểm dân cư, địa bàn hành chính, các tên đường , tên sông, suối…

- Thiết bị kỹ thuật sử dụng: Kính lúp, kính lập thể STEREOSKOP, địa bàn, máy GPS cầm tay.

- Triệt để bổ sung các địa vật mới suất hiện sau khi chụp ảnh và tẩy bỏ các địa vật đã mất.

Khu vực tiến hành thực nghiệm là vùng ngã ba sông Nậm Mu và sông Mường Kim, thuộc huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.

Đây là khu vực có nhiều núi đá cao và có núi đất đan xen. Địa hình có độ dốc lớn, mức độ chia cắt nhiều bởi các nhánh sông suối.

Thực phủ tương đối dày và trên những vùng núi cao vẫn còn các khu rừng nguyên sinh.

Đồng bào sống ở đây là các dân tộc Thái, H'mông, Dao và có số ít người Kinh... Các điểm dân cư rải khá đều trên các triền đồi, và dọc theo QL 32, với nghề trồng trọt, nương rẫy, trồng lúa nước ở các vùng thấp bên sông Nậm Mu và sông Mường Kim.

Bản đồ địa hình khu vực đầu mối các công trình thuỷ điện dự kiến được thành lập ở tỷ lệ 1/10.000, khoảng cao đều 5m bằng ảnh hàng không, được đo vẽ bằng công nghệ đo ảnh số.

Ảnh của khu vực được chụp tháng 10/2002 bằng máy chụp ảnh RMK TOP 15 do Xí nghiệp bay chụp ảnh hàng không - Công ty đo đạc ảnh địa hình thực hiện.

Chất lượng ảnh khá tốt về mặt quang học và hình học, với các tham số kỹ thuật đặc trưng như sau:

Tỷ lệ chụp ảnh: 1/ma = 1/38.000;

Tiêu cự máy chụp ảnh: fk = 152,506mm (giá kiểm định 6/2002); Độ phủ trung bình: ngang: 70%; dọc: 38%.

Chiều cao bay chụp ảnh khoảng 5.800m. Ảnh đã được quét với độ phân giải 15µm.

Công tác đo nối khống chế ảnh bằng công nghệ GPS đã được Trung tâm Hỗ trợ phát triển KHKT-Trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện. Trên cơ sở đó đã tiến hành tăng dày toàn khối ảnh gồm 5 dải bay cho toàn bộ khu vực vùng hồ. Sử dụng kết quả tăng dày, đã tiến hành xây dựng các mô hình 394-395 và 425-426 để đo vẽ vùng tuyến đầu mối của công trình thuỷ điện.

Để minh hoạ cho cơ sở lý thuyết đã trình bày, trong thời gian thực tập tốt nghiệp và thực hiện đồ án, em đã tham gia vào các khâu đo vẽ bản đồ vùng hồ công trình thuỷ điện Sơn La và đoán đọc nội nghiệp ảnh nhằm hoàn thiện các nội dung mô tả của bản đồ trên bình đồ trực ảnh, và ngay trên trạm đo vẽ ảnh số của xí nghiệp đo vẽ ảnh - Công ty đo đạc ảnh địa hình.

Dựa theo chuẩn hình dạng, đã dễ dàng nhận biết được toàn bộ hệ thống giao thông của khu vực. Cũng theo chuẩn hình dạng và chuẩn nền màu đã phân biệt được QL32 (nền màu tối); đường liên huyện chạy từ Than Uyên đi Mù Căng Chải màu sáng hơn, và các hệ thống đường mòn liên xã có nền ảnh sáng nhưng hình dạng lại cong lượn theo các sườn núi. Tên đường, với các tính chất đặc trưng của chúng như chất rải bề mặt, độ rộng, hướng đi của đường được lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp của nhóm đo nối.

Dựa theo chuẩn hình dạng và nền màu tối đã phân biệt rõ hệ thống thuỷ văn của khu vực gồm sông Nậm Mu và Sông Mường Kim. Theo vết hình ảnh êm đã vẽ được các đường mép nước của sông. Theo dáng cong lượn tự nhiên và gián tiếp theo hình ảnh của thảm thực vật đã nhận biết được các nhánh sông suối. Hướng dòng chảy và tên sông suối được lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp của nhóm đo nối.

Trên ảnh các điểm dân cư rất dễ nhận biết nhờ các chuẩn hình dạng của các ngôi nhà, và chuẩn gián tiếp phân bố theo vị trí. Dựa theo hình ảnh, em đã vẽ được nhà trong khu dân cư, các đường bao quanh khu dân cư, hệ thống giao thông nội

bộ. Tên các bản như Nà Ban, Nà E... và số hộ dân của từng bản được lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp và bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đã được thành lập năm 1994.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐOÁN ĐỌC ĐIỀU VẼ TRONG QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:10000 BẰNG ẢNH HÀNG KHÔNG (Trang 49 -51 )

×