Là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đã

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang_ Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

có được những cơ hội trên thị trường EU

Ngày 01/11/2007 đánh dấu cột mốc mới trên chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong một hệ thống thương mại đa biên mở như của

WTO, sẽ tăng mạnh cơ hội cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. Cũng như các thành viên khác trong WTO, thông tin thương mại được cung cấp thờng xuyên và đầy đủ, cũng như được hưởng ngay lập tức và vô điều kiện thành tựu cắt giảm thuế đa phương của WTO trong 50 năm qua, và đặc biệt hàng may mặc của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng. Chính vì thế, việc xuất khẩu các mặt hàng này sẽ có được nhiều thuận lợi, được dành nhiều u đãi hơn so trước kia. Do đó, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc tăng cờng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, một mặt tranh thủ những yếu tố thuận lợi này, mặt khác còn tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Trong số những lợi ích mà WTO mang lại sẽ bao gồm việc giảm hạn chế đối với xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên khác, trong đó có thuế quan thấp hơn và sự bãi bỏ hạn ngạch của Liên minh châu Âu (EU) đối với hàng dệt và hàng may mặc (chiếm khoảng 15% xuất khẩu của Việt Nam). Đây là điều quan trọng không chỉ vì may mặc là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau dầu mỏ, mà còn vì Việt Nam được đặt ngang hàng với các thành viên khác trong WTO, vốn không bị áp đặt hạn ngạch kể từ khi cơ chế hạn ngạch toàn cầu buôn bán hàng dệt và may mặc hết lục từ đầu năm 2006.

Một lợi ích lớn nữa khi trở thành thành viên WTO là tăng lòng tin đối với Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn Intel (Mỹ) đã thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với Việt Nam khi biết chắc chắn Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Các doanh nghiệp nước ngoài đã cam kết đầu tư khoảng gần 6,5 tỷ USD vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2006, tăng 41,4 % so với cùng kỳ này năm 2005. Xu hướng đầu tư này sẽ tiếp tục tăng, vì các công ty nước ngoài hiện nay có thể coi Việt Nam như một nơi an toàn để đầu tư.

Trong khi các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam - một trong những điều kiện để gia nhập WTO - sẽ thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư thì sự phát triển quan trọng tương tự là cải cách quy chế của Việt Nam cũng đã có hiệu quả trong tiến trình chuẩn bị gia nhập WTO. Các Luật đầu tư chung (Common

Investment Law) và Luật hoạt động kinh doanh thống nhất (Unified Enterprise Law) đã có hiệu lực từ tháng 7/06, hình thành một bộ luật chung cho các công ty trong nước và nước ngoài, đồng thời tạo nền móng để khuyến khích và bảo vệ tất cả hình thức đầu tư. Theo WTO, Việt Nam đã tiến tới điều hòa luật về quyền mậu dịch, do đó thủ tục đăng ký đối với các nhà kinh doanh trong nước và nước ngoài sẽ như nhau.

Một phần của tài liệu Hoạt động thâm nhập thị trường EU của CTCP may Đức Giang_ Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w