mặc EU
Về luật pháp
Có nhiều loại quy định thâm nhập thị trường nhưng có một loại không công ty nào dám coi thường là các quy định về pháp lý. Nếu luật EU quy định rằng một số chất nào đó không được sử dụng cho các sản phẩm bán ở thị trường EU thì tất cả các nhà nhập khẩu của EU đều phải tuân theo yêu cầu tối thiểu đó. Ngược lại sản phẩm của họ sẽ bị cấm lưu hành trên thị trường
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba.
Không chỉ dừng lại việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển là Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Bên cạnh luật pháp, một trong những công cụ chính của EU trong việc xúc tiến các sản phẩm môi trưởng là hình thức thuởng ưu đãi giảm trên ‘thuế môi trường’ trên sản phẩm. Ví dụ các hệ thống ưu đãi thường là những trợ giá thông thường và hỗ trợ kế hoạch tổ chức tuy nhiên các hệ thống thuế này cũng hỗ trợ hệ thống GSP xanh. Hệ thống GSP hoạt động trên cơ sở giả định rằng những ưu đãi tăng thêm có thể được thưởng cho doanh nghiệp, cho những nhà sản xuất
cam kết vấn đề môi trường và cho những công ty nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất sạch hơn. Ngoài ra nguyên tắc ‘tiền phạt đối với những người làm ô nhiễm’ trở nên hiển nhiên tại EU, các chi phí ngăn ngừa và dọn dẹp ô nhiễm được quy trách nhiệm cho người gây ô nhiễm. Các nhà nhập khẩu đối mặt với vấn đề này thường muốn chia sẽ những chi phí phụ trội với các đối tác ở các quốc gia đang phát triển của họ.
Về thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có hiệu lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển, ví dụ như:
Hệ thống GSP – Generalized System of Preferences áp dụng từ 1-1-1995 được thay thế bằng RGSP – Renewed Generalized System of Preferences.
Hiệp định Lomé lần thứ 4 cho các quốc gia Châu Phi, Caribbean và Thái Bình Dương.
RGSP: Hiệp định này cho phép các sản phẩm từ các quốc gia có liên quan có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Nhà xuất khẩu phải điền vào ‘Chứng nhận Xuất xứ Form A’, được cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hệ thống thuế tình cờ và thuế trần không tồn tại.
Hiệp định Lomé: Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia ACP có thể được nhập khẩu miễn thuế, khi nhà xuất khẩu điền vào “Chứng nhận Vận chuyển EUR.1” và do Hải quan của nước xuất khẩu cấp.
Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải
quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.
Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước độc lập, 36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá từ loại là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại là sản phẩm không nhạy cảm và nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy cảm (gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép) được giảm một mức thuế chung là 3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị giá (có một số ngoại lệ chủ yếu là hàng dệt may); và giảm 30% đối với sản phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế MFN. Các sản phẩm không nhạy cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU.
Về văn hoá
EU là một thị trường chung cấu thành từ 27 thị trường các nước thành viên và vùng lãnh thổ khác nhau, và do đó, vẫn còn tồn tại các cách thức kinh doanh, tập quán kinh doanh tương đối khác nhau ở quy mô doanh nghiệp và khu vực.
Về hàng rào kỹ thuật
EU là một thị trường lớn, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Nhưng đồng thời cũng là một thị trường áp dụng nhiều biện pháp hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài.
Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hoà, minh bạch, vừa đủ và không phân biệt đối xử. Các nguyên tắc này được cụ thể
hoá thành các tiêu chí, điều kiện cho từng loại hàng hoá, nhóm sản phẩm khác nhau một cách khá chặt chẽ và khắt khe như dán nhãn mác (CE), dấu CE, quy định về an toàn thực phẩm, mức độ dư lượng tối đa… Trên thực tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với TBT, bởi trình độ và tính tự giác thực hiện của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa đồng đều.
Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:
Chế biến sản xuất: Ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng trọt nguyên liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một lượng nước rất lớn và nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt và tạo ra nhiều chất thải.
In và nhuộm: Nhuộm là 1 giai đoạn chính làm ô nhiễm nước thải trong quá trình in và nhuộm. Các chất mang độc tố được tìm thấy trong phần dư của bồn nhuộm và trong nước thải; tuy nhiên các chất này được coi là ít độc đối với các tổ chức nước tuy nhiên vẫn có tính bền vững.
Thuốc nhuộm sạch: Các loại thuốc nhuộm từ thực vật mang tính môi trường hơn là các loại thuốc nhuộm từ nguyên liệu hoá thạch.
Xử lý nước: Sử dụng hiệu quả nước là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất sạch khi sử lý vải sợi. Có nhiều phương pháp tái sử lý nước:
Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: Các loại thuốc nhuộm Azo được sử dụng trong quá trình tạo mầu cho vải sợi. Một số chất tạo mầu azo có chứa tính chất gây ung thư hoặc có thể hình thành các chất amin mà có các chất gây ung thư và các chất dễ biến đổi. Nhiều loại thuốc nhuộm azo bị cấm tại Đức, lệnh cấm các loại thuốc nhuộm azo được áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiếp xúc với da trong thời gian dài. Tại Hà Lan, lệnh cấm thuốc nhuộm azo chỉ áp dụng đối với giày dép, grap trải giuờng và quần áo. Nhìn chung khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo bị cấm. Một số chất khác cũng bị cấm tại một số các quốc gia thành
viên EU là pentachlorophenol, một số chất làm chậm cháy, PCB và PCT, asbestos, cadmium, formaldehyde và nickel.
Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn
Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang EU. Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề bao bì để đảm bảo bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi nhiệt độ, sử lý không cẩn thận và ăn cắp.
Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy định các mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì:
• Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặng được giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinh cần thiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đóng gói.
• Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thể được tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế và để giảm thiểu ảnh hưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từ chất thải bao bì được loại trừ.
• Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chất độc hại và các chất nguy hiểm khác.
Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan đến bao bì. Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC… ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có thể cấm sử dụng loại vật liệu này. Các nhà xuất khẩu từ những quốc gia đang phát triển cần phải thảo luận về vấn đề này với các khách hàng tiềm năng của mình và nên dự trù trước các chi phí đóng gói đặc biệt trong giá bán sỉ nếu được yêu cầu.
Kích cỡ mark: Các số đo cho con người được sử dụng: chiều dài, vòng ngực, vòng hông. 3 số đo cơ bản này xác định kích cỡ cho hàng may mặc.
Ghi nhãn: Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người tiêu dùng về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn
từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn tiêu dùng. Thông thường có 2 lại phương pháp:
Các yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy;
Các yêu cầu tự nguyện như nhãn hiệu quan tâm/hướng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại EU. Chương trình sử dụng 5 loại biểu tượng là mã mầu; các biểu tượng liên quan đến tính bền vững của mầu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren (trong chất tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất và một vài đặc tính khác.
Quản lý phế thải bao bì: EU đã ban hành Chỉ thị số 94/62/EC về “Bao bì và phế thải bao bì” nhằm ngăn ngừa việc tạo ra chất thải bao bì, tái sử dụng, tái chế bao bì và giảm phần vứt bỏ, tiêu huỷ cuối cùng của chất thải đó. Chỉ thị cũng quy định mức tối đa kim loại ngặng chứa trong bao bì và mô tả những yêu cầu cụ thể trong sản xuất và cấu thành bao bì dùng trong ngành công nghiệp, thương mại, văn phòng, cửa hàng, dịch vụ, hộ gia đình hoặc bất kỳ nơi nào khác, bất kể dùng nguyên liệu gì.
Về bảo vệ môi trường
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện. Hiện nay tiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiều nhất là ISO 14001.
* ISO 14001
Mục đích của tiêu chuẩn ISO14001 về bản chất cho phép mọi người biết rằng công ty được quản lý dưới hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn ISO14001 có thể trở thành 1 yêu cầu không chính thức tăng khả năng cạnh tranh trong nhiều khu vực thị trường.
Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001
•Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có một sức ép đáng kể từ những người mua hàng Tây Âu;
•Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm và chất thải đồng thời trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môi trường;
•Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện các công việc gì chứ không phải là như thế nào;
• Một chính sách môi trường cần được trình bày 1 cách có hệ thống; • Huấn luyện nhân viên đóng vai trò gì trong các vấn đề môi trường;
• Kế hoạch, trách nhiệm và các tiến trình phải được ghi chép bằng văn bản; • Các cơ chế kiểm soát, điều chỉnh và hoạt động ngăn cản cần được định ra; • Yêu cầu kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài;
• Yêu cầu thực hiện kiểm tra quản lý định kỳ; • Giấy chứng nhận do phía thứ 3 cấp.
* Tiêu chuẩn quản lý chất lượng
Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn Hoá (International Organization for Standardisation – ISO) phát triển và chấp nhận sêri ISO 9000 nhằm cung cấp một cơ cấu cho quản lý và bảo đảm chất lượng. Các nhà sản xuất xem chứng nhận ISO 9001, ISO 9002 như là một tài sản quan trọng và là điểm bắt đầu để cạnh tranh trong thị trường EU, tạo một niềm tin mạnh mẽ cho đối tác. Giấy chứng nhận ISO chỉ có giá trị trong 3 năm, do vậy để tiếp tục duy trì ISO, các đợt kiểm toán nội bộ (1-2 lần/năm) và kiểm toán từ bên ngoài (2 lần trong năm) cần được thực hiện. Điều này có nghĩa là công ty cần phải có 01 người quản lý chịu trách nhiệm cho các chính sách về quản lý chất lượng.
*Các nội dung cơ bản của ISO
Các tiêu chuẩn ISO 9000: 9001 và 9002 là quan trọng nhất
• ISO 9000: Hướng dẫn cho việc lựa chọn và sử dụng hệ thống chất lượng;
không đề cập đến sự tuân thủ những đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm;
• ISO 9001: Mô hình bảo đảm chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản
xuất, lắp đặt và dịch vụ;
• ISO 9002: Mô hình bảo đảm chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ;
• ISO 9003: Mô hình bảo đảm chất lượng trong kiểm tra và kiểm định cuối cùng;
• ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất
lượng.
Sê-ri ISO 9000 phiên bản 2000
Hiện nay Sê ri ISO 9000 phiên bản 2000 giảm còn 3 hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng:
• ISO 9000: 2000 • ISO 9001: 2000 • ISO 9004: 2000
Phiên bản ISO 9001 mới thay thế cho các phiên bản cũ của ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Các nội dung tiêu chuẩn thay đổi bao gồm:
• Phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường;
• Dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn trong khu vực tư nhân và công cộng;
• Có thể áp dụng đều nhau trong các lãnh vực sản xuất, dịch vụ và phần mềm.
Các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói. Người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm mang tính môi trường. Do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩm là rất cần thiết. Việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng EU là một trong những yếu tố quyết định thành công tại thị trường EU.
Các khía cạnh môi trường đóng một vai trò trong nhóm sản phẩm thường phục, khi chuẩn bị xuất khẩu vào thị trường Châu âu. Các khía cạnh môi trường