Phương pháp phân tích SWOT (thực hiện mục tiêu 4)

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 25)

Mô hình phân tích SWOT được thể hiện mô phỏng như sau:

SWOT Yếu tố bên trong

Liệt kê các điểm mạnh (S)

S1: S2: …. Sn:

Liệt kê các điểm yếu (W) W1: W2: …. Wn: yế u tố bê n ng oà i

Liệt kê các cơ hội (O) O1: O2: …. On: S1+O1 S2 + On …. Sn + O2

Phát triển, đầu tư

W1, W3+O1

W2 + On

…. Wn + O2

Tận dụng, khắc phục Liệt kê các đe doạ (T)

T1: T2: …. Tn: S1+T1 S2, S3 + Tn …. Sn + T2 Duy trì, khống chế W1+T1, T4 W2, W3 + Tn …. Wn + T2 Khắc phục, né tránh

Phương pháp này được thực hiện với mục đích tổng hợp các yếu tố từ bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu từ đó có thể nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện trên nhiều khía cạnh. Từ đó có cơ sở đề ra các chiến lược phát triển cho địa bàn nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

 Lê Cảnh Dũng, Dương Ngọc Thành, Nguyễn Văn Sánh, 2005; “Tác động đô thị hoá đến đời sống hộ: Nghiên cứu trường hợp phường Long Tuyền, TPCT”; Phương pháp tần số và phương pháp SWOT được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân của ngành nghề phi nông nghiệp chưa cao, có sự dịch chuyển giữa các ngành nghề nhưng chua rõ nét, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp lại, có nhiều hiện tượng thất nghiệp xảy ra nhất là nhóm hộ nghèo và cận nghèo đặc biệt là phụ nữ.

 Lê Xuân Bá, “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng và xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay; xác định các yếu tố ngăn cản và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam trong 10 năm trở lại đây và đề xuất các chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam; phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là việc sử dụng mô hình PROBIT để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp qua phi nông nghiệp. Một số kết luận và đề xuất chính sách của nghiên cứu là: (1) Mặc dù không cùng tốc độ với chuyển dịch cơ cấu GTSX, chuyển dịch về cơ cấu lao động nông thôn diễn ra nhanh hơn trong khoảng một thập kỷ qua. (2) Có nhiều yếu tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và không có một mô hình chung cho tất cả các loại hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Cơ chế tác động của các yếu tố này phức tạp và nhiều chiều. Các yếu tố cụ thể có tác động lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn bao gồm: i) các yếu tố về đất đai; ii) trình độ học vấn và chuyên môn của người lao động; iii) tuổi của lao động,…

 Nguyễn Ngọc Diễm, 2004; “Đô thị hoá và tác động đô thị hoá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL”; trong Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, quyển 4 “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”; phương pháp thống kê mô tả và phương pháp Cross-tabulation được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đất nông nghiệp ở ĐBSCL giảm xuống đáng kể có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân nổi cộm là do đô thị hoá (quy hoạch và phát triển đô thị), tỉ lệ thất nghiệp lao động nông thôn tăng và do sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và môi trường đô thị phát triển đã góp phần thúc đẩy nông thôn ĐBSCL có nhiều chuyển đổi trong mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả hơn.

 Nguyễn Văn Tài và ctv, 1998; “Di dân tự do Nông thôn – Thành thị ở TP. Hồ Chí Minh”; phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu này đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị và chỉ ra được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hiện tượng di dân đến điều kiện sống ở thành thị và nơi xuất cư (nông thôn).

 Phạm Thanh Duy, Di dân nông thôn – đô thị và tác động của nó đến việc cải thiện điều kiện sống của người nông dân ĐBSCL (khảo sát trường hợp huyện Cần Đước tỉnh Long An), trong “những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”. Hội thảo khoa học vì sự phát triển bền vững ĐBSCL, TPCT, tháng 11/2004. Nội dung: Nghiên cứu cho thấy tác động của người xuất cư nông thôn ra thành thị và tác động của nó trong việc cải thiện điều kiện sống cho chính cộng đồng họ xuất phát.

 Trần Hồi Sinh và nhóm nghiên cứu (2006), Chuyển dịch lao động 5 huyện ngoại

thành TP.HCM trong quá trình đô thị hoá - Thực trạng và giải pháp. Phân tích

thực trạng với phương pháp thống kê mô tả, kết quả cho thấy: (i) cơ cấu kinh tế cũng dịch chuyển sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; (ii) chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu lao động có xu hướng dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; (iii) Chất lượng lao động cũng đã có những chuyển biến tích cực, trình độ văn hóa cũng như trình độ chuyên môn của người lao động được nâng dần lên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của 5 huyện. Bên cạnh đó, Việc chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành công nghiệp thâm dụng kỹ thuật cũng như các ngành dịch vụ cao cấp rất chậm do trình độ lao động thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động phổ thông sang lao động có trình độ chuyên môn vẫn còn chậm, chưa theo kịp tiến độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoại thành.

 Võ Tòng Xuân, Nguyễn Tri Khiêm và nhóm nghiên cứu, 2003; “ Nguồn nhân lực ở ĐBSCL”, Báo cáo chuyên đề giai đoạn 2 của chương trình MDPA, phương pháp thống kê mô tả và phương pháp SWOT được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy ĐBSCL có lực lượng lao động lớn với trình độ học vấn thấp, kỹ năng lao động chưa đáp ứng kịp. Chất lượng đào tạo ở các chương trình đào tạo chưa cao. Đồng thời cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên (kinh tế, học vấn chính qui có tỉ suất sinh lợi thấp, giáo dục thiếu thiết thực, …).

3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN2

3.2.1 Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận

Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở tách ra khỏi huyện Ô Môn cùng lúc với TP Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Hậu Giang, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp quận, huyện và là quận ven của TPCT.

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn

(Nguồn: Niên Giám thống kê quận Ô MÔN và TPCT năm 2005)

Về vị trí, quận Ô Môn nằm phía Tây Bắc của khu vực nội thành, tổng diện tích tự nhiên 125,41 km2, chiếm 9,0% diện tích TP Cần Thơ.

Ô Môn là quận nội thành nằm xa nhất so với khu vực trung tâm của TP Cần Thơ (21 km), cự ly từ trung tâm quận (phường Châu Văn Liêm) đến các trung tâm quận huyện khác như sau: theo tuyến đường lộ về phía Đông, cách quận Bình Thuỷ 16,6 km; về phía Tây cách thị trấn Thốt Nốt 22,0 km; về phía Tây Nam cách trung tâm

Địa điểm thu thập mẫu

quận Phong Điền 22,9 km; đô thị gần phường Châu Văn Liêm nhất là thị trấn Thới Lai (9,3 km).

3.2.1.1 Ranh giới hành chính

Quận Ô Môn có tổng chu vi đường ranh giới là 67,1 km. - Phía Bắc giáp huyện Thốt Nốt.

- Phía Đông giáp Quận Bình Thuỷ.

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cờ Đỏ. - Phía Đông Nam giáp huyện Phong Điền.

3.2.1.2 Toạ độ địa lý

Quận Ô Môn nằm trong giới hạn:

- 105o33’26” - 105o42’22” kinh độ Đông. - 10o02’37” – 10o12’14” vĩ độ Bắc.

3.2.1.3 Vị trí địa lý

Quận Ô Môn có vị trí như là quận ven của khu vực nội thành TP Cần Thơ, là cửa ngõ giao lưu giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành phía Tây (Thốt Nốt, Cờ Đỏ) hướng về trục TP Cần Thơ đi Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, quận Ô Môn còn là cửa ngõ ra sông Hậu của tuyến Ô Môn - Thị Đội.

Các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng trên địa bàn quận Ô Môn là:

- Về đường thuỷ: trục kênh Ô Môn - Thị Đội là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các huyện vùng trung tâm tỉnh Kiên Giang ra sông Hậu.

- Về đường bộ: trục quốc lộ 91 nối liền khu trung tâm TP Cần Thơ với Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, còn có tuyến quốc lộ Nam sông Hậu đang từng bước được hình thành.

Quận Ô Môn hiện trạng được xem như địa bàn dân cư mở rộng của khu vực nội thành; đồng thời cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực - thực phẩm cho khu vực nội thị.

Với tầm nhìn dài hạn, nhờ vào lợi thế là quận nội thành có chiều dài tiếp giáp với sông Hậu lớn nhất (15,4 km) và cự ly hợp lý so với khu vực trung tâm nội thành (22 km), quận Ô Môn là địa bàn trọng điểm phát triển các khu công nghiệp, hình thành tổ hợp đô thị - công nghiệp với nhiều hình thái phong phú, đa dạng, là một trong những quận trọng điểm góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TP Cần Thơ.

3.2.1.4 Tổ chức hành chánh

Quận Ô Môn bao gồm 5 đơn vị hành chính cấp phường. - Phường Châu Văn Liêm: diện tích 1.658 ha. - Phường Thới An: diện tích 2.431 ha.

- Phường Thới Long: diện tích 3.586 ha. - Phường Trường Lạc: diện tích 2.200 ha. - Phường Phước Thới: diện tích 2.683 ha.

Trung tâm của quận đặt tại phường Châu Văn Liêm, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước và các cơ sở đầu mối về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá … và cũng là địa bàn đô thị hoá phát triển nhất của quận Ô Môn. Ngoài ra, khu vực phường Phước Thới tiếp giáp với quận Bình Thuỷ cũng đang phát triển dân cư hướng đến dạng tập trung đô thị với tốc độ khá nhanh.

3.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

3.2.2.1 Khí hậu, thời tiết

Quận Ô Môn có các đặc điểm chung về khí hậu thời tiết với TP Cần Thơ: - Nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ.

- Các chỉ tiêu khí hậu (quang năng, vũ lượng, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí…) phân hoá thành hai mùa tương phản: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với gió mùa Đông Bắc.

3.2.2.2 Chế độ thuỷ văn

Quận Ô Môn có mật độ dòng chảy rất dày với tổng chiều dài 495 km, mật độ 3,95 km/km2, tuy nhiên các sông rạch chính chỉ có tổng chiều dài 74 km, mật độ 0,59 km/ km2.

Dòng chảy chính trên địa bàn là sông Hậu, chảy qua 15,4 km chiều dài địa bàn quận, nằm trong khu vực trung chuyển giữa nguồn và triều, trong đó tính chất nguồn chiếm ưu thế; lưu lượng nước trong thời kỳ đỉnh lũ ứng với tần suất 50% vào khoảng 12.800m3/s. Các kênh rạch nội đồng chia ra làm 2 hệ thống:

- Hệ thống kênh rạch ảnh hưởng lũ là chính: bao gồm kênh Ô Môn - Thị Đội là tuyến kênh chính chuyển nước từ sông Hậu về biển Tây và các kênh rạch phía Tây, mật độ trung bình (2,02 km/km2).

- Hệ thống các kênh rạch ảnh hưởng triều là chính: bao gồm các kênh rạch phía Đông trục Ô Môn - Thị Đội, mật độ cao (4,15 km/km2).

Vào mùa lũ (tháng 7 – tháng 11), địa bàn quận Ô Môn chịu ảnh hưởng của dòng lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên. Độ ngập giảm dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; khu vực gần sông Hậu ngập sâu nhưng thời gian ngập ngắn nhờ tác động của triều; khu vực ảnh hưởng triều trong nội địa ngập nông và lên xuống theo triều. Tuỳ vào biến động hàng năm của lũ, khu vực ngập sâu (>80cm) chiếm 26 – 35% diện tích, còn lại là khu vực ngập trung bình (30 – 80cm).

3.2.2.3 Địa mạo, địa hình, địa chất

Theo kết quả chương trình điều tra tổng hợp vùng ĐBSCL, quận Ô Môn nằm trong vùng đồng lũ nửa mở, bao gồm 2 dạng địa mạo.

- Đồng lũ cửa mở chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm.

- Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều là chính cùng với một số tác động tương tác của lũ cuối vụ.

Cao trình phổ biến từ +0,8 – 1,0 m, có khuynh hướng thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.

3.2.2.4 Thổ nhưỡng

Trên địa bàn quận Ô Môn có hai nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 99% diện tích tự nhiên) và nhóm đất phèn (chiếm 1,0% diện tích tự nhiên)

Nhìn chung đất có thành phần cơ giới nặng, mùn và đạm từ khá đến giàu, lân và kali trung bình, ít hoặc không có độc tố, có ưu thế trong thâm canh lúa và có thể lên liếp để phát triển kinh tế vườn, các loại cây trồng cạn.

3.2.2.5 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn quận Ô Môn, không dồi dào, chỉ bao gồm một số sét có khả năng làm gạch ngói, sét dẻo.

Nước ngầm tầng Pleistocene, Poliocen, Miocen có cung lượng khá dồi dào, chất lượng tốt.

Tóm lại, về điều kiện tự nhiên, địa bàn quận Ô Môn có những lợi thế sau:

- Tài nguyên đất đai khá đa dạng với hầu hết là nhóm đất phù sa có độ phì từ khá đến cao, phổ thích nghi khá rộng.

- Nguồn nước mặt ngọt quanh năm; phần phía Đông kênh Ô Môn - Thị Đội có khả năng tưới tiêu theo triều.

- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt dãy đất cao ven sông Hậu thuận lợi cho việc bố trí các công trình xây dựng cơ bản theo hướng đô thị hoá và công nghiệp hoá.

- Mạng lưới sông rạch khá phát triển, thuận lợi cho giao thông thuỷ.

- Tài nguyên nước ngầm tuy không phong phú nhưng vẫn có thể khai thác hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên tại địa bàn cũng có một số hạn chế sau:

- Địa bàn bị ảnh hưởng lũ hàng năm, trong đó có khoảng gần 35% diện tích ngập ngắn hạn trên 80 cm vào những năm lũ lớn, có tác động đến sản xuất khu vực I, các cơ sở hạ tầng, dân cư và đô thị. Vào mùa khô, cột nước bơm khu vực ven sông Hậu khá cao.

- Độ chia cắt địa hình do sông rạch nội đồng rất lớn gây trở ngại giao thông bộ, các đặc điểm địa chất công trình kém, có tác động đến các công trình xây dựng cơ bản.

- Tài nguyên sinh vật đang có khuynh hướng giảm sút.

3.2.2.6 Phân vùng

Trên phương diện phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, có thể phân vùng tổng hợp quận Ô Môn theo chế độ thuỷ văn như sau:

- Vùng lũ: diện tích 6.850 ha, chiếm 60,9% diện tích tự nhiên (không kể sông rạch), chịu ảnh hưởng lũ, chia làm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng chịu ảnh hưởng lũ là chính và tiểu vùng chịu ảnh hưởng lũ yếu dần.

- Vùng triều diện tích 4.390 ha, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên, chịu ảnh hưởng ưu thế của triều, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với lúa và kinh tế vườn, tình

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w