Đối với chính quyền

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 89 - 90)

- Cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn và tạo điều kiện thông thoáng về chính sách đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư, phát triển các nhà máy, doanh nghiệp và các làng nghề truyền thống.

- Đánh giá nhu cầu lao động cho phát triển kinh tế là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Từ cơ sở nhu cầu này các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động và các tổ chức nhà nước có liên quan phải có trách nhiệm lập ra chương trình đào tạo cụ thể.

- Do tác động của yếu tố “tuổi của lao động” và “giới tính” trong chuyển dịch cơ cấu lao động, các ban ngành có liên quan cần thiết kế các chính sách trợ giúp đối

với lao động trẻ và chú tâm vấn đề về cân bằng giới, nhất là ở các khu công nghiệp tập trung.

- Về giáo dục và đào tạo

+ Sở Thương binh Lao động Xã hội có chính sách đào tạo nghề cho người lao động trước khi bước vào thị trường lao động và tham mưu cho UBND thành phố các chương trình đào tạo nghề riêng, phù hợp cho từng đối tượng, đặc biệt là nông dân và phải phù hợp với nhu cầu của xã hội.

+ Chính quyền địa phương nên quan tâm nhiều hơn đến hệ thống đào tạo nghề, từ trường lớp, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo. Cần phải có một trường đào tạo nghề cho thanh niên, khi có kế hoạch và nhu cầu đào tạo thì sẽ giao cho trường này huấn luyện đào tạo, hiện nay ở quận chưa có trường đào tạo nghề.

- Để tạo cơ hội bình đẳng giữa người lao động, cần xây dựng hệ thống thông tin tuyển dụng lao động một cách có hệ thống, có qui định cụ thể hơn về tính minh bạch và công khai hoá quá trình tuyển dụng đối với tất cả các cơ quan, doanh nghiệp ở cả thành thị và nông thôn.

- Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi cho người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề. Trong đó chú tâm lao động độ tuổi từ 35 trở lên do họ khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc thất nghiệp sau khi đi làm công nhân cho các công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô MÔN (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w