1. Về quan điểm.
Tăng cường tạo việc làm bền vững phải được coi là một hướng ưu tiên trong chính sách lao động việc làm và điều này phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư bố trí nguồn lực.
2. Định hướng tạo việc làm bền vững trong thời gian tới.
2.1 Định hướng thực hiện có hiệu quả các quyền tại nơi làm việc
- Tự do hiệp hội: tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ chức công đoàn, trong đó người lao động nắm các vị trí chủ chốt trong công đoàn nhằm tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp liên quan đến quyền lợi của người lao động.
- Xoá bỏ lao động cưỡng bức: thực thi quyết liệt hơn pháp luật lao động liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức nhằm đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ các quyền con người.
- Xoá bỏ lao động trẻ em: Trong những năm tới cần hoàn thiện về các chính sách, luật pháp liên quan đến vấn đề trẻ em để các em có điều kiện thực hiện đầy đủ về các quyền trẻ em và có những biện pháp quyết liệt với những cơ sở sử dụng lao động trẻ em.
- Xoá bỏ phân biệt đối xử: Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến việc hạn chế sự phân biệt đối xử người lao động thuộc các
thành phần khác nhau để để tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn giúp ổn định cuộc sống.
2.2 Định hướng tạo và giải quyết việc làm trong thời gian tới theo 3 hướng sau đây: sau đây:
- Thứ nhất, giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội: Thực hiện chủ trương và chính sách phát triển mạnh các thành phần kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư ngoài nước. Đây là điều kiện cơ bản nhất để tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm cần được triển khai thực hiện, như chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản; xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; xây dựng các công trình trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất đã mở ra nhiều cơ hội việc làm.
- Thứ hai, khi chuyển sang kinh tế thị trường, có một bộ phận người lao động, do những khó khăn nhất định, khó hội nhập được vào thị trường lao động. Đó là những người mất việc, không có việc làm và thiếu việc làm, người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, người tàn tật và các đối tượng yếu thế khác. Nhằm hỗ trợ các đối tượng này, Chính phủ cần xây dựng và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Hoạt động chính của Chương trình tập trung vào triển khai Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, hiện đại hoá và nâng cao năng lực của các Trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường laođộng và đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý lao động- việc làm.
- Thứ ba, là đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đây trở thành một hướng quan trọng của chương trình việc làm, tăng thu nhập và xoá đói, giảm nghèo. Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là tạo nhiều việc làm bền vững và chất lượng cao cho người lao động, phát huy tối đa nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần có hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ. Do vậy, cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển thị trường lao động, các chính sách về việc làm, dạy nghề; có các chính sách khuyến khích đầu tư tạo việc làm và tự tạo việc làm; các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động trong trường hợp mất việc làm, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.
2.3 Định hướng phát triển hệ thống bảo trợ xã hội.