Giải pháp về tạo việc làm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 76 - 81)

III/ GIẢI PHÁP TĂNG CƯÒNG TẠO VIỆC LÀM BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM.

2. Giải pháp về tạo việc làm.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển thị trường lao động là tất yếu khách quan và có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là một thị trường không thể thiếu trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quan niệm của thế giới, thậm chí chỉ một yếu tố của thị trường lao động là tiền lương thôi, nếu tiền lương không theo định hướng thị trường và do thị trường quyết định, thì nền kinh tế đó chưa thể được công nhận là nền kinh tế thị trường. Thị truờng lao động liên quan đến phát triển con người, giải phóng và phát huy triệt để tiềm năng, vốn con người, tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống người lao động; đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế xã hội trên cơ sở xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh, hợp tác, hài hoà lợi ích, đồng thuận xã hội. Hoàn thiện thể chế thị trường lao động bao gồm nhiều nội dung:

2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động và thị trường lao động. trường lao động.

Cơ chế, chính sách và pháp luật về lao động và thị trường lao động cần hướng vào phát triển một thị truờng lao động linh hoạt, minh bạch, liên thông, không còn rào cản; tạo điều kiện để doanh nghiệp dễ dàng tuyển được người lao động, người lao động dễ dàng tìm được việc làm; các thoả thuận về việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo cung lao động đáp ứng được cầu lao động trên thị trường; đảm bảo có các lưới an toàn cho người lao động tránh rủi ro trong cơ chế thị trường. Triển khai tốt các luật đã ban hành như Luật Dạy nghề, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội, nghiên cứu trình

ban hành các luật mới như Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, sửa đổi bổ sung Bộ Luật lao động.

2.2 Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng cung lao động cho thị trường lao động.

Đây là giải pháp phát triển cung của thị trường lao động. Thực hiện dạy nghề theo 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp.

Chuyển mạnh đào tạo nghề theo định hướng cầu lao động (đào tạo gắn với sủ dụng, gắn với nhu cầu của sản xuất); cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khoẻ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hoá cho thị trường trong nước và hội nhập.

Đa dạng hoá các loại hình thị trường, lớp dạy nghề (của Nhà nước, của tư nhân và nước ngoài).

Thực hiện quy hoạch, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành. Đặc biệt là xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trong đó có 15 trường đạt chuẩn khu vực; các tỉnh, thành phố đều có trường dạy nghề, mõi quận huyện đều có trung tâm dạy nghề.

2.3 Phát triển cầu lao động của thị trường.

Giải pháp phát triển cầu lao động của thị trường gắn với việc có chính sách và cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động làm công ăn lương. Một số nội dung chính liên quan đến phát triển cầu lao động là:

- Phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, sủ dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các doanh nhân giỏi và lao động kỹ thuật trình độ cao.

- phát triển mạnh khu vực dân doanh, trước hết là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phấn đấu đến năm 2010, cả nước có khoảng 500 ngàn doanh nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã; đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công, mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Tăng đầu tư vào vùng nông thôn, miền núi nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng lao động nông thôn tham gia thị trường lao động tại chỗ và di chuyển ra khỏi khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn; di chuyển một phần đáng kể lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp bằng các biện pháp đào tạo nghề trình độ cao, trình độ lành nghề đối với lao động trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá để cung ứng cho các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu du lịch và dịch vụ, xuất khẩu lao động.

- Tập trung xử lý nợ, đánh giá tài sản doanh nghiệp, lao động dôi dư để tháo gỡ ách tắc trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; giảm bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh; khắc phục tình trạng “đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động hiện nay; tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước; nâng cao chất lượng việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này tham gia vào thị trường lao động.

- Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước. Xây dựng chiến lược và tăng đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam; tập trung đào tạo nghề cho xuất

khẩu lao động, nhất là về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật; thực hiện luật về đưa lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đê đảm bảo các bên giao dịch thực hiện theo hợp đồng được thuận lợi. Xây dựng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động quốc tế.

- Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và sử dụng hiệu quả quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm thông qua ngân hàng chính sách xã hội để người thất nghiệp, người thiếu việc làm có cơ hội việc làm. Trong đó, quan tâm hơn việc cho vay vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hộ nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu, các làng nghề; các dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tạ chỗ; doanh nghiệp sủ dụng nhiều lao động nữ; dạy nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật. Xây dựng và thực hiện hiệu quả đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân sách Nhà nước”.

2.4 Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động.

Trong thị trường lao động, để cung cầu lao động gặp nhau nhanh chóng cần có các tổ chức giới thiệu việc làm, vừa rút ngắn thời gian tuyển người, vừa rút ngắn thời gian tìm việc, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và người lao động, giảm thiểu chỗ làm việc trống và người thất nghiệp. Tập trung quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận; đầu tư hiện đại hoá 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sủ dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động.

- Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và ngưòi sử dụng lao động.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, cho xuất khẩu lao động. Xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin đầy đủ, kịp thời.

- Quy định các hình thức hợp đồng lao động cá nhân mềm hơn để người sủ dụng lao động vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đổi mới cơ cấu lao động; doanh nghiệp muốn giữu người tài, lao động có tay nghề thì doanh nghiệp cần có chính sách, chế độ thưởng, đào tạo, thăng tiến cho người lao động; đồng thời cũng chính là tạo cho thị trường lao động hoạt động có hiệu quả hơn như vậy sẽ khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, tay nghề. Mặt khác, nghiên cứu quy định hình thức thoả ước lao động tập thể cấp ngành.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế lao động - tiền lương - việc làm trong khu vực doanh nghiệp theo hướng đảm bảo sự công bằng trong quan hệ lao động giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt là tiến tới quy định mức lương tối thiểu thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp; hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn lao động, các thanh, bảng lương.

- Phát triển và vận hành có hiệu quả cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận giữa hai bên về quan hệ lao động phù hợp với kinh tế thị trường. Giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết định, tự định đoạt của các bên thông qua đối thoại, thương lượng đúng với cơ chế thị trường, Nhà nước chỉ giữ vai trò là người xúc tiến, không can thiệp trực tiếp vào quan hệ hai bên ở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường tạo việc làm bền vững ở Việt Nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w