.Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá Thăng long (Trang 45 - 46)

III. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạ

2. Quy mô đào tạo

2.4 .Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính

Bảng 9: Quy mô đào tạo phân theo tuổi và giới tính. Đơn vị: Lượng người; %

TT Chỉ tiêu SL2005% SL2006% SL2007% 1 Theo giới tính 122 100.0 0 110 100.0 0 148 100.00 - Nam 70 57.38 77 70.00 99 66.89 - Nữ 52 42.62 33 30.00 49 33.11

0 0

- <30 18 14.75 17 15.45 33 22.30

- 30-45 85 69.67 78 70.91 99 66.89

- >45 19 15.57 15 13.64 16 10.81

(Nguồn: Phòng Tổ chức-Nhân sự)

Trong 3 năm qua, đối tượng đào tạo tại Công ty chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên, trong khi số lao động nữ giới chiếm tỷ lệ thấp và đang giảm xuống. Điều này là hợp lý vì công nhân kỹ thuật chủ yếu là nam. Hơn nữa, lao động nam có lịch thời gian học tập và làm việc chủ động hơn lao động nữ, nên họ có nguyện vọng được đào tạo cao hơn.

Về độ tuổi đào tạo thì chủ yếu tập trung vào độ tuổi 30-45 với tỷ lệ năm 2005 là 69,67%, năm 2006 là 70,91%, năm 2007 là 66,89, vì đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động. Nhóm tuổi dưới 30 là nhóm tuổi có nhiều khả năng học tập, tiếp thu kiến thức công nghệ mới nhanh hơn nhưng có ít kinh nghiệm thực tế hơn đang ngày càng được Công ty chú trọng quan tâm trong công tác đào tạo, nên có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: tỷ lệ năm 2005 là 14,75%, năm 2007 đã lên tới 22,30%. Nhóm tuổi trên 45 là nhóm tuổi ít được quan tâm nhất trong công tác đào tạo và do đó tỷ lệ lao động ở độ tuổi này được đào tạo giảm dần qua các năm. Điều này hoàn toàn hợp lý, Công ty đã xem xét đến vấn đề tuổi tác và khả năng theo học của các đối tượng.

3.Chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá Thăng long (Trang 45 - 46)