II. Phân tích đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động ở Công ty cổ
3. Chính sách đào tạo và phát triển
Vốn kiến thức cơ bản được trang bị từ nhà trường cũng như kinh nghiệm tích luỹ ban đầu không đủ để hoàn thành tốt công việc mới, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin với những công nghệ mới đang tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý, kỹ năng lao động và tác phong, nếp nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích trang bị kỹ năng cơ bản với yêu cầu tối thiểu của người lao động, đủ để hoàn thành tốt công việc được giao. Thấy được tầm quan trọng đó hàng năm Công ty đã gửi đi đào tạo một số CBCNV về để thay thế cho lớp
lao động sắp nghỉ hưu và bổ sung cho một số lĩnh vực kinh doanh mà Công ty chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Biểu 7 : Số lượng CBCNV được đào tạo Năm 2004- 2007
Đơn vị: Người
STT Nội dung đào tạo Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Sử dụng máy vi tính 734 830 950 1520
2 Ngoại ngữ 245 267 251 305
3 Đại học
Quản lý kinh tế 25 18 30 28
Kế toán 26 32 45 56
Lao động tiền lương 8 12 9 7
Kỹ sư khai thác 30 25 47 13
Kỹ sư cơ điện+ cơ khí+ điện tử 22 33 29 25
4 Bồi dưỡng
Chuyên ngành kinh tế 42 80 60 55
Chuyên ngành kỹ thuật 112 313 387 284
Công nhân sản xuất 465 489 625 517
Qua biểu trên ta thấy Công ty rất quan tâm đến chính sách đào tạo và bồi dưỡng nguồn lao động đặc biệt là chất lượng lao động quản lý và công nhân kỹ thuật. Cụ thể: đối với lao động quản lý đi học ở các trường đại học mỏ, đại học bách khoa, đại học kinh tế quốc dân, đại học luật…Đối với CNKT Công ty kèm cặp tại chỗ và gửi đi học nâng cao tay nghề. Công ty còn gửi đi bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế, chính trị nhằm nâng cao cơ sở lý luận cho CBCNV. Năm 2004 tổng số CBCNV được gửi đi đào tạo là 1888 người đến năm 2007 số người được đào tạo lại và bồi dưỡng là 2762 người tăng 46,29% đặc biệt là các chuyên ngành kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được Công ty chú trọng đào tạo với số lượng nhiều nhất..