Thực trạng công tác quản lý chất lượngdự án tại Ban quản lý

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA.doc (Trang 51 - 59)

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ

2. Đặc điểm và yêu cầu của các dự án sử dụng vốn vay viện trợ nước

3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượngdự án tại Ban quản lý

(theo 2 dự án cụ thể)

a) Quản lý chất lượng dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 Quản lý chất lượng tư vấn thuê:

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư thì vấn đề chất lượng được các nhà quản lý đặt lên hàng đầu vì chất lượng trong giai đoạn này quyết định đến tiến độ, chi phí thực hiện đến toàn bộ dự án cũng như quyết định hiệu quả chung của toàn bộ công cuộc đầu tư. Chất lượng trong giai đoạn này thể hiện qua chất lượng của dự án được lập, TKKT, TKKT-TC . Muốn quản lý được chất lượng trong giai đoạn này trước hết phải quản lý chất lượng tư vấn lập dự án cũng như tư vấn thẩm định dự án.

Như đã trình bày ở trên, các dự án sử dụng vốn ODA do Ban quản lý dự án 5 quản lý đều là những dự án có quy mô lớn , phạm vi thực hiện rộng vì vậy dự án khi được thực hiện có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống của nhân dân xung quanh. Nên trước khi thực hiện dự án thì phải tính toán kỹ càng để hạn chế những tác động tiêu cực do dự án gây nên. Để thực hiện được như vậy trước hết phải đảm bảo chất lượng của tư vấn lập vì dự án có những đặc điểm phức tạp đòi hỏi tư vấn lập phải có trình độ cũng như nhân lực để có thể lập dự án một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Do các nhà tư vấn trong nước không đáp ứng được những yêu cầu đó, và theo yêu cầu tư phía cho vay vốn nên tư vấn lập dự án và các tư vấn thẩm định sau này đều là tư

vấn nước ngoài và do phía cho vay vốn chỉ định. Do đó chất lượng dự án được lập luôn được đảm bảo, dự án được lập đều căn cứ trên những nghiên cứu, thống kê một cách chuẩn xác cũng như đánh giá hiệu quả chi tiết. Cũng như tư vấn lập dự án , tư vấn thẩm định dự án cũng được lựa chọn theo hình thức chỉ định và cũng là tư vấn nước ngoài. Nên chất lượng thẩm định dự án đảm bảo không có sai sót về lựa chọn địa điểm đầu tư, đánh giá hiệu quả kinh tế… Tiêu chí để lựa chọn tư vấn quan trọng nhất đó là nhân lực, kinh nghiệm của nhà tư vấn. Các tư vấn nước ngoài được lựa chọn đều là những tổ chức tư vấn có kinh nghiệm thực hiện rất nhiều dự án cũng như có nhân lực tốt để thực hiện được công việc được giao.

Đối với tư vấn giám sát: do điều kiện thực hiện các tuyến đường tại các địa điểm khác nhau và do chi phí cho việc thuê tư vấn nước ngoài qúa cao, nên tư vấn giám sát thi công chủ yếu là là tư vấn trong nước hay tư vấn địa phương. Như trong dự án GTNT 3: việc lựa chọn tư vấn giám sát được thực hiện theo tiêu chí tuyển chọn tư vấn dựa trên chất lượng và chi phí (QCBS), HSMT tư vấn phải theo mẫu của WB và thang điểm quy định cho chất lượng là 60/100 và cho chi phí là 30/100.

Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn khác như: kiểm toán tài chính độc lập, kiểm toán tài chính nội bộ, tư vấn về công nghệ thông tin thì việc lựa chọn các nhà thầu tư vấn này cũng căn cứ trên tiêu chí tuyển chọn dựa trên chất lượng và chi phí.

Sau khi tuyển chọn tư vấn cho dự án, PMU5 có báo cáo trình Bộ GTVT và phía cho vay vốn phê duyệt mới được ký hợp đồng với phía tư vấn.

Quản lý chất lượng dự án

Theo quy định các dự án được các tư vấn lập và trình lên PMU5 xem xét. Căn cứ trên cở sở các dự án đã lập PMU5 tiến hành lựa chọn những dự án có tính khả thi cao và các tuyến đường ưu tiên trên cơ sở xác định những tiêu chí đánh giá về kinh tế, xã hội…

Sơ đồ 9: phân loại ưu tiên tuyến đường kế hoạch và ưu tiên của tỉnh Danh sách dài Kiểm kê và tình trạng đường Số liệu đếm xe

Lưu lượng dự kiến

Xây dựng danh sách dài

lựa chọn theo tiêu chí KTXH Thiết kế sơ bộ: loại đường ,mặt cắt, chi phí Sàng lọc (IRR>12%) Lựa chọn theo thứ tự từ cao đến thấp trong phạm vi nguồn vốn Socio-economic data commune level Có số liệu đếm xe dựa trên:

chức năng của đường địa hình

lưu lượng giao thông tiêu chuẩn thiết kế

dựa trên :

ngưỡng lưu lượng giao thông mô hình SS, HDM14

dựa trên chỉ tiêu

số lượng người nghèo được phục vụ/ tổng chi phí xây dựng tuyến đường

Sơ đồ trên cho thấy ban đầu các tư vấn tiến hành nghiên cứu các tình hình các đoạn đương thuộc các tỉnh và lập thành một danh sách dài. Sau đó tiến hành lập TKSB và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả do dự án đem lại. Trên cơ sở các dự án lập cho từng tuyến đường đó, PMU5 cùng với tư vấn lập dự án tiến hành lựa chọn ra những tuyến đường cần được ưu tiên nâng cấp, cải tạo trước. Công việc này nhằm nâng cao hiệu qủa đầu tư, tránh việc đầu tư dàn trải làm cho chất lượng của dự án tổng thể bị ảnh hưởng đáng kể.

Mặc dù các dự án được tư vấn nước ngoài lập nhưng vẫn còn một số sai sót như:

- Một số dự án phải tiến hành nghiên cứu làm lại vì chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng dự án lập

- Một số dự án do nghiên cứu môi trường không rõ ràng dẫn đến lập TKKT sai, phải chỉnh sửa, bổ sung.

- Một số dự án vi phạm quy hoạch phát triển của vùng. - …

Vì vậy nếu không có sự quản lý về chất lượng của PMU5 trong giai đoạn chuẩn bị dự án thì sẽ dẫn đến tình trạng : các dự án lập kém chất lượng ảnh hưởng đến giai đoạn thi công sau này,phạm vi thực hiện dự án bị thay đổi không phù hợp với quy hoạch, gây ra lãng phí thất thoát trong đầu tư, hoặc kết quả của dự án không đảm bảo về chất lượng …

b) Quản lý chất lượng dự án trong giai đoạn thực hiện dự án

 Quản lý chất lượng nhà thầu: Để quản lý chất lượng nhà thầu thi công thực hiện dự án thì Ban quản lý dự án 5 đưa ra những tiêu chí đánh giá trong quá trình tuyển chọn nhà thầu như sau:

- Năng lực tài chính của nhà thầu: thể hiện qua các tiêu chí + Doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây

+ Vốn lưu động

+ Hiệu quả hoạt động 3 năm gần đây + Khả năng tín dụng của nhà thầu - Kinh nghiệm thi công:

+ Số năm kinh nghiệm đã hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến gói thầu đang dự thầu

+ Có hợp đồng tương tự với gói thầu đang tham dự - Điểm kỹ thuật của nhà thầu

- Đánh giá đề xuất tài chính của nhà thầu: thông qua giá gói thầu. Các tiêu chí này được đánh giá, xếp hạng trên những căn cứ, quy định về đầu thầu bao gồm:

- Luật đấu thầu 2006

- Yêu cầu về công tác đấu thầu của phía vay vốn - Yêu cầu của dự án khả thi đã được phê duyệt

Trên cơ sở đó Ban quản lý dự án 5 có những đánh giá xếp hạng nhà thầu, lựa chọn nhà thầu có mức điểm được đánh giá cao nhất, trình lên Bộ GTVT và phía cho vay duyệt rồi mới tiến hành ký kết hợp đồng.

Như vậy thông qua các tiêu chí cũng như những căn cứ để đánh giá các nhà thầu cho ta thấy được chất lượng của nhà thầu thi công được đánh giá.lựa chọn với những yêu cầu rất cao. Bởi nhà thầu thi công có đầy đủ kinh nghiệm, có năng lực về tài chính cũng như có nhân lực đảm bảo thì chất lượng công trình thi công sẽ được đảm bảo.

Giám sát thi công thực hiện công trình, hạng mục

Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng sau này của các tuyến đường, vì vậy vai trò của quản lý chất lượng là không thể thiếu. Quản lý chất lượng trong giai đoạn này là nhiệm vụ của tư vấn giám sát, các phân ban quản lý và của Ban quản lý dự án 5. Các cơ quan này phối hợp với nhau quản lý việc thi công xây dựng của các nhà thầu. Đối với Ban quản lý dự án 5 thì trách nhiệm quản lý chất lượng thuộc về Phòng Kỹ thuật và chất lượng. Theo đó cán bộ nhân viên thuộc phòng căn cứ trên các TKKT-TC và đề xuất kỹ thuật của nhà thầu được lựa chọn giám sát các công trình thực hiện.Việc giám sát chất lượngdự án được phân tách thành các công trình hạng mục công trình vì vậy thuận lợi cho việc giám sát chất lượng thi công hơn. Chu trình giám sát chất lượng được thực hiện khép kín, sự giám sát chất lượng được ba cơ quan chức năng giám sát vì vậy chất lượng luôn được đảm bảo.

Thực tế cho thấy của dự án Nâng cấp tỉnh lộ (ADB) mặc dù công tác giám sát chất lượng được thực hiện theo đúng các yêu cầu nhưng do thời gian thực hiện dự án dài, phân chia thành nhiều gói thầu nhỏ nên công tác giám sát của Ban quản lý dự án 5 vẫn còn một số thiếu sót, gây ra vẫn có một số gói thầu thi công sai so với TKKT-TC, chất lượng công trình không được đảm bảo.

Bảng 13: Báo cáo đánh giá tổng hợp tình hình chất lượng công trình thực hiện của TDA2

TT Tỉnh Đường Đánh giá chất lượng

1 Son La TL104

TL104

TL 104: Hố ga lắp đặt bằng xi măng, bị nứt.

TL 104: Thi công lớp Subbaes không đủ độ ẩm dẫn đến mặt đường suất hiện nhiều vết rạn nứt sau khi lu, nén

2 Lai Chau TL128 TL128 TL128 TL128 TL128 TL128

Đơn vị thi công đã tiến hành đào rộng hố ga mỗi bên 50 cm. Lắp đạt ống cống sai cao độ so với thiết kế –15cm đến +15cm.

Thi công lớp Subbaes không đủ độ ẩm dẫn đến mặt đường xuất hiện nhiều vết rạn nứt sau khi lu, nén

3 Lao Cai LC-VB:01 LC-BT:03

LC-VB:01: Bề rộng mặt đường nhỏ hơn yêu cầu kỹ thuật 0.4m

4 Yen Bai QD

QD QD QD

Mặt đường bị rạn nứt sau khi dải nhựa.

Dải phân cách làn đường chưa đạt yêu cầu kỹ thuật

5 Bac Kan DT254 DT254 DT254 DT254 DT254 DT254 DT254 DT254 DT254

Thi công san nền chưa đạt yêu cầu Mặt đường bị nứt

Bề rộng cống thoát nước dung sai 60cm

Bề rộng mặt đường nhỏ hơn yêu cầu kỹ thuật 0.3m

6 Thai Nguyen DT260 DT259

DT260:Mặt đường bị nứt

DT259:Thi công san nền chưa đạt yêu cầu

Nhà thầu thi công Tổ tư vấn giám sát thi công Phòng kỹ thuật chất lượng PMU5 Các phân ban quản lý(PPMUS)

7 Phu Tho TL323 TL329 TL329 TL324

TL323- Đơn vị thi công không trình chứng nhận của cơ quan kiểm định về chất lượng bê tông

TL329:Thi công san nền chưa đạt yêu cầu TL324: Mặt đường bị nứt 8 Vinh Phuc DT302 DT302 DT305 Vinh Phuc DT307 DT306

DT302 :Mặt đường rải nhựa bị nứt

DT305:Bề rộng mặt đường không đạt yêu cầu DT307: Không trình xuất sứ viên bó vỉa

DT306:Chất lượng mặt đường không đạt yêu cầu quy định 9 Lang Son DT238A

DT238A DT226 DT226 DT226 DT231

DT238A:Bố cầu không đạt tiêu chuẩn

DT226: Móng đường chưa được kiểm định chất lượng DT231: Dải phân cách bằng sắt bị rỉ sét

10 Tuyen Quang DT188 DT188 DT188

Trục cầu thiếu thép bị yếu Trôn bố cầu không đủ độ sâu

11 Ha Giang TLXN TLXN TLXN TLXN TLXN Dải phân cách bằng sắt bị rỉ sét Thi công san nền chưa đạt yêu cầu

12 Quang Ninh DT326 DT326 DT326 DT326 DT326

Đơn vị thi công không trình chứng nhận của cơ quan kiểm định về chất lượng bê tông

13 Hoa Binh TL438 TLKA TLKA TLKA

TL438: Móng đường chưa được kiểm định chất lượng TLKA:Bố cầu không đạt tiêu chuẩn

14 Ha Tay TL80 TL80 Hà Tây TL72 TL93 TL75A TL75A 15 Bac Giang TL284 TL284 TLNL TNST 16 Thanh Hoa TLDG TLTD TL518 TL518 TLQS 17 Ha Nam DT971 DT971 DT971 DT971 DT971 DT9718 DT9710 Phu Ly

DT971:Không trình xuất sứ viên bó vỉa.

DT9718:Không trình chứng chỉ và nguồn gốc xuất sứ Subbaes DT9710: Chất lượng mặt đường không đạt yêu cầu quy định

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật chất lượng 1)

- Cán bộ giám sát không thường xuyên có mặt tại công trường - Tư vấn giám sát trình độ chưa cao

- Các biện pháp xử lý chưa cứng rắn chỉ mang tính chất nhắc nhở Biện pháp quản lý đưa ra để đảm bảo chất lượng công trình thực hiện là:

- Đình chỉ thi công của nhà thầu

- Tăng cương cán bộ giám sát thi công.

- Trong hợp đông ký kết với nhà thầu có điều khoản phạt nếu không đảm bảo chất lượng công trình thi công.

 Quản lý nguyên vật liệu sử dụng

Bên cạnh việc giám sát thi công thực hiện công trình thì việc quản lý nguyên vật liệu sử dụng cho công trình là điều không thể thiếu. Nguyên vật liệu sử dụng cho các công trình ở đây chủ yếu là: sắt, cát, sỏi, ximăng, nhựa đường, … và do nhà thầu mua. Việc quản lý nguyên vật liệu sử dụng không chỉ để đảm bảo chất lượng mà còn đảm bảo chi phí thực hiện công trình. Để quản lý chất lượng nguyên vật liệu sử dụng, Ban quản lý tiến hành kiểm tra các vật liệu nhập kho. Do khối lượng nguyên vật liệu nhập kho là rất lơn vì vậy Ban quản lý dự án 5 không thể kiểm tra được tất cả nên công tác kiểm tra các nguyên vật liệu nhập kho được Ban quản lý phối họp với tư vấn giám sát và phân ban quản lý tiến hành kiểm tra. Trước khi cho nhập kho vật tư, thiết bị mà nhà thầu cung cấp thực hiện theo hợp đồng đã ký, tiến hành kiểm tra những nội dung sau:

- Kiểm tra số lượng theo hợp đồng

- Đối chiếu hồ sơ kỹ thuật với vật tư, thiết bị nhập kho. - Kiểm tra chất lượng của vật tư thiết bị.

Công tác kiểm tra vật tư thiết bị nhằm xác định tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà thầu cung cấp với hồ sơ kỹ thuật của vật tư thiết bị theo hợp đồng đã ký.

 Quản lý nghiệm thu công trình, hạng mục

trình hạng mục. Ban quản lý sẽ tiến hành nghiệm thu công trình trên cơ sở hồ sơ hoàn công, yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như kết qủa của việc giám sát thi công thực hiện. Việc quản lý nghiệm thu công trình ở đây thể hiện qua việc đánh giá lại chất lượng của công trình cũng như chi phí thực hiện. Các công trình,hạng mục hoàn tất sẽ được các tư vấn giám sát và cán bộ chuyên trách kiểm định lại theo TKKT-TC và theo các tiêu chuẩn kỹ thuật chung về xây dựng, nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông như về : bố cầu, trục cầu, hệ thống thoát nước, bề mặt đường, chiều rộng của đường, cao độ của cầu…Việc nghiệm thu này được thực hiện một cách hết sức chi tiết để đảm bảo chất lượng công trình thực hiện cũng như đảm bảo chất lượng và an toàn sau này khi đưa công trình vào sử dụng. Đây cũng là một khó khăn mà Ban quản lý dự án 5 và một số ban quản lý dự án khác gặp phải trong qúa trình nghiệm thu công trình đó là vấn đề nhân lực để đánh giá. Vì các công trình đều được hoàn tất trong cùng một khoảng thời gian, khối lượng nghiệm thu lớn, yêu cầu về tiến độ phải được đảm bảo, yêu cầu về chất lượng cũng phải được đảm bảo nên khó có thể đảm bảo được tất cả các yêu cầu. Do đó để thuận lợi cho việc quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng thì cần phải thực hiện quản lý chất lượng công trình thực hiện ngay từ đầu. Có như vậy thì chất lượng mới được đảm bảo cũng như các mục tiêu khác được đảm bảo.

Một phần của tài liệu Tình hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA.doc (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w