Cấp tín dụng cho DN là vấn đề rất phổ biến tại các ngân hàng. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, rất nhiều DN mới thành lập và hay phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh, các DN thường chọn cách vay vốn ngân hàng. Vậy tín dụng DN là gì?
Theo Mục 10, Điều 20 “Giải thích từ ngữ”, Luật các TCTD sửa đổi, bổ sung (2004), “Cấp tín dụng” là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Như vậy, tín dụng DN là hình thức phản ánh quan hệ vay và trả nợ giữa một bên là các Ngân hàng và một bên là các nhà sản xuất kinh doanh (tức các DN). Nói cách khác, tín dụng DN là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho KH là các DN trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Đây là hình thức tín dụng rất linh hoạt vì đối tượng cho vay mượn là tiền tệ; Ngân hàng có thể cho vay với mọi thành phần kinh tế, thoả mãn nhu cầu của KH từ các món vay nhỏ để trang trải chi phí hoạt động của DN đến các khoản vay lớn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ban đầu với các DN, để mở rộng sản xuất kinh doanh, cần phải có dự trữ hàng hoá lớn, nhưng lại thiếu vốn lưu động. Để tồn tại và phát triển, các DN cần đến sự hỗ trợ của tín dụng Ngân hàng. Các DN sẽ hoạt động ra sao nếu như ko có vốn của Ngân hàng tham gia vào đầu tư xây dựng, trang bị máy móc, phương tiện vận tải… Như vậy, vốn tín dụng từ Ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn lưu động và vốn cố định cho các chủ DN, đồng thời cũng là nguồn tài trợ quan trọng cho các dự án kinh doanh của DN.
Để hỗ trợ cho các DN trong quá trình sản xuất kinh doanh, các Ngân hàng đều có chiến lược cho vay khác nhau nhằm khuyến khích các DN vay nhiều hơn nữa,
đồng thời cũng nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua các chiến lược như giảm lãi suất cho vay; mở rộng đối tượng cho vay; các ưu đãi khác…