Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng theo những chuẩn mực

Một phần của tài liệu Quản trị Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường.pdf (Trang 25 - 29)

những chuẩn mực quốc tế (Basel II)

1.3.4.1 Giới thiệu sơ lược về Basel

Uûy ban Basel về giám sát ngân hàng là một ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát họat động ngân hàng thành lập vào năm 1975 bởi các thống đốc của NHTW của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật bản, Hà lan, Thụy điển, Vương quốc Anh và Mỹ). Giúp việc cho Basel là là ban thư ký thường trực có trụ sở tại Washington. Uỷ ban Basel họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc thành phố Basel (Thụy sỹ)

1.3.4.2 Quan điểm của Basel :

Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ của quốc gia đó và trên thị trường quốc tế. Nhu cầu cần nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính nhất thiết phải được nhiều quốc gia, tổ chức tài chính trên trên thế giới nói chung và ủy ban Basel nói riêng đặc biệt quan tâm.

Basel đã đưa ra một hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về các biện pháp thận trọng để quản trị rủi ro trong đó quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung của NHTM. Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh, trong đó xác định rõ rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng. Để thiết lập một hệ thống kiểm sóat và quản trị rủi ro hiệu quả, ban lãnh đạo ngân hàng phải tổ chức giám sát họat động kinh doanh theo đúng quy định, đánh giá giám sát mức độ rủi ro của họat động kinh doanh, đưa ra các biện pháp tổ chức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro tòan diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các họat động sau :

- Hiểu về những rủi ro mà NHTM phải đối mặt.

- Đo lường rủi ro (sử dụng Var*, …); phân tích rủi ro (phân tích danh mục tài sản, phân tích khả năng chịu đựng cực điểm, phân tích tính đặc thù của danh mục tài sản )

- Kiểm sóat nhằm hạn chế rủi ro (đề suất hạn mức, giám sát việc tuân thủ hạn mức).

- Báo cáo về rủi ro.

Theo kinh nghiệm quốc tế tốt nhất về quản trị rủi ro, NHTM cần đáp ứng các yêu cầu được thể hiện dưới dạng câu hỏi như sau :

- Thứ nhất, nhận biết và truyền đạt thông tin : Các thành viên trong hội đồng quản trị và Tổng giám đốc ngân hàng có nhận biết được các rủi ro và các lợi ích trong họat động tài chính của ngân hàng không? Ngân hàng đã xây dựng được một khuôn khổ báo cáo quản trị hiệu quả và có hiệu lực cho phép truyền

đạt thông tin hiệu quả tới tất cả các cấp ra quyết định kinh doanh của ngân hàng chưa?

- Thứ hai, tổ chức quản trị rủi ro : Cơ cấu tổ chức và phương pháp quản trị thị trường; tín dụng; họat động; pháp lý và công nghệ của ngân hàng có phù hợp để thực hiện kiểm sóat và quản trị rủi ro không? có đội ngũ cán bộ có kỹ năng phù hợp để thực hiện quy trình và giám sát các giao dịch tài chính phức tạp chưa? Cũng như công nghệ có cho phép tổng hợp những rủi ro riêng biệt vào chung một danh mục và tính tới mối tương quan giữa thị trường và sản phẩm không?

- Thứ ba, Các chính sách quy trình và kiểm sóat quản trị rủi ro : Các chính sách quy trình hiện tại có được sọan thảo bằng văn bản, được phổ biến tới tất cả các nhân viên và phù hợp với mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ của ngân hàng không?

- Thứ tư, Cơ sở hạ tầng công nghệ và các hệ thống hiện tại có hỗ trợ tòan diện cho việc thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin về rủi ro của tất cả các sản phẩm, họat động của ngân hàng mà không gây cản trở nào đến tăng trưởng và phát triển kinh doanh của ngân hàng.

Quy tắc về quản trị rủi ro tín dụng của ủy ban Basel quy định đối với hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Ban giám đốc có nhiệm vụ thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm sóat rủi ro tín dụng. Các ngân hàng phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng đối với tòan bộ sản phẩm và họat động của ngân hàng.

1.3.4.4 Vai trò và tác dụng của việc ứng dụng các nguyên tắc basel trong quản lý nợ xấu đối với họat động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.

Trong xu hướng tòan cầu hóa hiện nay, sau khi gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Như ta đã biết, họat động kinh doanh ngân hàng luôn luôn tìm ẩn rủi ro, đặc biệt là họat động tín dụng. Như vậy để hệ thống các NHTM Việt Nam đứng vững sau khi hội nhập thì các họat động phòng ngừa và kiểm sóat rủi ro cần được thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn quốc tế, vì :

Thứ nhất, quản lý rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế hiện đại sẽ làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM Việt Nam, do tạo thêm dược nguồn vốn từ việc tăng nhanh vòng quay vốn và thu hút thêm khách hàng bởi vì các hình thức sản phẩm dịch vụ tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, làm cho khách hàng mong muốn gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Thứ hai, tín dụng là một trong những họat động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng, việc ứng dụng các mô hình quản lý tài sản hiện đại, đặc biệt là quản lý nợ xấu sẽ hạn chế tổn thất trong họat động kinh doanh của ngân hàng, tăng lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.

Thứ ba, ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Do đó chất lượng họat động kinh doanh của ngân hàng, chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho họat động ngân hàng phát triển, gia tăng giá trị cho ngân hàng, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ tư, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của basel, giúp các cơ quan quản lý nhà nuớc xây dựng hệ thống thanh tra giám sát hiệu quả, hỗ trợ việc phát triển thị trường tài chính, phát triển hoạt động ngân hàng vững mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng giá trị cho các NHTM và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

1.4. Bài học kinh nghiệm về các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị Ngân hàng Trung ương trong nền kinh tế thị trường.pdf (Trang 25 - 29)