NHTM và hội nhập quốc tế:

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định lãi xuất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp.pdf (Trang 34 - 36)

2.4.2.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng: a. Cơ hội:

– Nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Hội nhập quốc tế sẽ buộc các ngân hàng phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và minh bạch hơn. Mở cửa thị trường tài chính trong nước dẫn đến quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân chia lại thị trường giữa các nhóm ngân hàng theo hướng cân bằng hơn. Nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng sẽ khuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng sẽ được nâng cao bởi cơ hội liên kết, hợp tác với các đối tác trong chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm và khai thác thị trường. Hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả sẽ góp phần tạo môi trường thuận lợi cho chính sách tiền tệ hoạt động có hiệu quả.

– Học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng. Việc nới lỏng quyền tiếp cận thị trường tài chính cho các tổ chức tài chính nước ngoài là điều kiện tốt để thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực tài chính, đồng thời các công nghệ ngân hàng và kỹ năng quản lý tiên tiến được hấp thụ vào các ngân hàng trong nước. Khoảng cách chênh lệch về trình độ công nghệ của các ngân hàng trong nước so với các ngân hàng nước ngoài dần thu hẹp, đồng thời các ngân hàng trong nước tiến dần đến chuẩn mực quốc tế. Thúc đẩy cạnh tranh thu hút nhân lực có kỹ năng, trình độ giỏi và cải cách hệ thống đào tạo phù hợp nhu cầu thực tế.

– Tạo điều kiện khơi thông, thu hút nguồn vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến thị trường trong nước và quốc tếđể tối đa hóa cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro.

– Tạo động lực thúc đẩy cải cách của mỗi ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng; giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật và năng lực hoạt động của các cơ quan hành chính.

b. Thách thức:

– Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam còn yếu. Các NHTM cổ phần hầu hết có quy mô tài chính và hoạt động nhỏ, trong khi đó 5 NHTM quốc doanh chiếm thị phần tín dụng đến 80% nhưng tổng vốn tự có cũng chỉ trên 1 tỷ USD, chưa đạt hệ số an toàn vốn tối thiểu (Vốn tự có/Tổng Tài sản rủi ro quy đổi) theo thông lệ quốc tế là 8%, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu của các NHTM quốc doanh còn gặp khó khăn. Do đó, khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM Việt Nam là khá thấp. Sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng trong nước còn đơn điệu, tính tiện lợi chưa cao. Các dịch vụ ngân hàng mới như ngân hàng điện tử, môi giới kinh doanh, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn chưa được phát triển hoặc đang trong giai đoạn thí điểm. Thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã triển khai các dự án hiện đại hóa nhưng nhìn chung công nghệ vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi mới của thị trường.

– Việc mở cửa thị trường tài chính nội địa sẽ làm tăng rủi ro về tỷ giá, chu chuyển vốn và đặc biệt là yếu tố lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.

– Một khi sự phân biệt đối xử giữa các TCTD nước ngoài với các TCTD trong nước được loại bỏ căn bản (từ sau 2010) sẽ làm cho NHTM trong nước mất dần lợi thế cạnh tranh về quy mô, khách hàng và hệ thống kênh phân phối.

2.4.2.2. Những yêu cầu đổi mới:

– Tăng năng lực điều hành và giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN thông qua việc đổi mới điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, hệ thống thanh tra giám sát hiện đại và hữu hiệu.

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ ngân hàng, hạn chế hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

– Nâng cao năng lực tài chính và hoạt động của các NHTM như tăng cường năng lực tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hóa công nghệ, đẩy mạnh cổ phần hóa các NHTM quốc doanh, nâng cao năng lực quản trị Tài sản-Nợ tại NHTM mà trong đó nổi lên yêu cầu xác định lãi suất cho vay một cách khoa học, hợp lý để tăng tính cạnh tranh, đảm bảo chênh lệch đầu vào-đầu ra.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định lãi xuất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp.pdf (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)