Các giải pháp đối với DNNV tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ .pdf (Trang 84 - 86)

3.2.6.1 Khắc phục sự bất cân xứng thông tin giữa DNNV với các đối tác tài trợ

Xem công tác kế toán, tài chính, là công cụ trợ giúp hiệu quả trong công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp chứ không phải là giải pháp nhằm đối phó với những bất cập trong các quy định về thuế và đặc thù của loại hình DNNV.

Xây dựng và tổ chức hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ gọn nhẹ nhưng hiệu quả tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm thu thập, xử lý các thông tin kế toán, tài chính, lập các báo cáo tài chính rõ ràng, trung thực phản ánh thực chất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tranh thủ sự hỗ trợ tư vấn, đào tạo từ các tổ chức Nhà nước, cơ quan phi chính phủ, tổ chức quốc tế dành cho DNNV để hoàn thiện bộ máy kế toán, kiểm soát nội bộ hơn nữa giúp nâng cao năng lực cạnh tạo sự minh bạch thông tin với bên ngoài.

Nâng cao nhận thức về mặt pháp lý nhằm tránh đi sự thiệt hại do thiếu hiểu biết mà phát sinh những hoạt động kinh doanh phi chính thức, gây tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.6.2 Xây dựng các chuẩn mực tiến bộ về quản trị doanh nghiệp

Thúc đẩy việc tiếp cận các chuẩn mực và phương pháp quản trị tiên tiến vào doanh nghiệp. Đây là yêu cầu cấp bách đối với khu vực DNNV ngoài vốn doanh phần lớn hoạt động theo mô hình gia đình nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế khi mà các quy định pháp lý ngày càng chặt chẽ hơn, xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hơn.

Cần có chiến lược tuyển dụng và sử dụng lao động một cách khoa học nhằm thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Xây dựng quy chế khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tạo cơ hội đào tạo cho nhân viên để đáp ứng yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Cần phải có bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường, đầu tư, tài chính …. nhằm đưa ra kế hoạch, chiến lược kinh doanh dài hạn tạo sự phát triển bền vững chứ không chỉ là quan tâm đến các giải pháp ngắn hạn trước mắt.

Tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức Nhà nước, các Câu lạc bộ doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, … để tăng cơ hội quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng khả năng tín chấp dưới con mắt với các tổ chức tài trợ tài chính mà doanh nghiệp quan tâm.

3.2.6.3 Tăng cường tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển (BDS- Business Development Service)

Trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, dịch vụ hỗ trợ phát triển đóng góp phần quan trọng vào sự thành công của DNNV nhất là DNNV ngoài quốc doanh, từ lúc doanh nghiệp khởi sự cũng như trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh

bao gồm: tư vấn thị trường, pháp luật, kế toán, nguồn lực tài chính, đầu tư, lập kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh…. Tuy nhiên, đối với DNNV thì nhận thức về sự cần thiết phải sử dụng dịch vụ còn hạn chế, đánh giá dịch vụ thấp, nguồn thông tin bị giới hạn, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp chú trọng việc giải quyết nội bộ mà không khuyến khích thuê ngoài dịch vụ hỗ trợ phát triển. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Mở rộng kênh thông tin tiếp cận dịch vụ hỗ trợ phát triển như: thông tin đại chúng, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, …để có sự lựa chọn phù hợp với thực tiễn và mục tiêu phát triển doanh nghiệp.

Chuẩn đoán hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tìm dịch vụ hỗ trợ phù hợp để giảm thiểu các lệch lạc của thị trường đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ .pdf (Trang 84 - 86)