Những khó khăn và tồn tại trước mắt:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại.PDF (Trang 47 - 50)

4. Kết quả kinh doanh

2.4.2.Những khó khăn và tồn tại trước mắt:

Bất kỳ một hoạt động nào cũng tồn tại hai mặt đối lập nhau: tích cực và tiêu cực nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- ngân hàng. Hai mặt đối lập ấy luôn tồn tại và đan xen không thể tách rời tạo nên những cơ hội và rủi ro mà các nhà lãnh đạo ngân hàng luôn phải nghiên cứu, quan tâm để nắm bắt những cơ hội và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất để đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Sau đây là một số khó khăn, vướng mắc mà các NHTM trên địa bàn cần phải khắc phục trong thời gian tới:

* Những khó khăn, hạn chế trong việc huy động vốn.

- Long An với đặc thù là một địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, bị ảnh hưởng của những cơn lũ lụt thường xuyên, tình trạng bội chi ngân sách kéo dài, vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều. Vì thế khả năng huy động vốn từ các tầng lớp dân cư của các NHTM trên địa bàn gặp khó khăn và trở ngại.

- Các NHTM nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp, tập quán tích luỹ của người dân chưa cao nên việc huy động vốn để cho vay gặp nhiều hạn chế. Qua bảng số liệu 2.2, chúng ta thấy rằng vốn huy động luôn nhỏ hơn 50% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn tại chỗ thấp làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn.

- Từ năm 2003 đến tháng 9 năm 2006, giá cả thị trường biến động rất mạnh, đặc biệt là giá vàng, giá ngoại tệ tăng cao làm cho người dân e ngại khi gửi tiền ngân hàng vì sợ đến kỳ hạn rút tiền thì tiền mặt sẽ mất giá so với giá

vàng, vì thế có tâm lý muốn mua vàng tích lũy mặc dù các NHTM đã áp dụng mọi biện pháp như tiết kiệm xổ số, tiết kiệm bậc thang ...Đây là một trong những khó khăn chính làm hạn chế nguồn vốn huy động từ năm 2003 đến tháng 09/2006. Chính những khó khăn trên, rất cần có giải pháp để gia tăng vốn huy động.

* Công nghệ ngân hàng chưa hiện đại nên chưa cập nhật được những thông tin mới một cách nhanh nhạy chính xác, chưa đảm bảo giao dịch chính xác với khách hàng.

* Hạn chế trong hoạt động thanh toán.

- Hoạt động thanh toán và sản phẩm dịch vụ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An còn đơn điệu, chưa tiện lợi, chưa hấp dẫn. Mặc dù dịch vụ NHTM trên địa bàn có tăng nhưng chủ yếu là dịch vụ truyền thống, các dịch vụ hiện đại chưa phát triển. Hầu hết trong các hình thức thanh toán thì chỉ có hình thức chuyển tiền điện tử và mở thẻ ATM là phổ biến và thu hút được khách hàng, công tác thanh toán quốc tế còn ít và tập trung ở một số NHTM như: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín.

* Hạn chế về nhân sự và bộ máy quản lý.

- Cán bộ các NHTM (chủ yếu là các NHTMQD) là những cán bộ kỳ cựu, có nhiều kinh nghiệm nhưng lại rất bảo thủ, truyền thống, cứ rập theo khuôn mẫu cũ không tiếp thu những cái mới do đó rất khó khăn trong quá trình hội nhập mở rộng đầu tư, khai thác khách hàng mới.

- Đa số là cán bộ trẻ vào công tác tại ngân hàng không có kinh nghiệm thực tế, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, trình độ chưa đồng đều, còn nhiều bất cập nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm vững những quy chế trong đầu tư tín dụng, khó cập nhật những qui định mới để nâng cao chất lượng tín dụng.

* Hạn chế về mặt hoạt động tín dụng:

- Hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An trong những năm qua hầu như chỉ tập trung vào huy động vốn và cho vay vốn, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và thu hút khách hàng sử dụng tích cực các hình thức khác của tín dụng như: Chiết khấu, bảo lãnh, tín dụng chứng từ, cho thuê tài chính nhằm đa dạng hoá các hình thức cung cấp vốn.

- Ngân hàng chưa khai thác lĩnh vực cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn vẫn ở mức thấp, cần đẩy mạnh dư nợ trung và dài hạn lên mức cao hơn.

- Các NHTM trên địa bàn luôn muốn kéo khách hàng về phía mình do ngày càng có nhiều NHTM ra đời. Vì thế, đã có hiện tượng cho vay chồng chéo lẫn nhau. Một công ty hay doanh nghiệp cùng lúc vay nhiều NHTM trên địa bàn thậm chí còn vay ngoài địa bàn(theo thông tin từ CIC) khi công ty này gặp rủi ro thì rủi ro của họ trở thành rủi ro của NHTM và các NHTM hoàn toàn phải gánh chịu nợ quá hạn. Đây là một hạn chế mà các NHTM trên địa bàn cần phải có giải pháp nghiêm túc để nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở tỉnh Long An chỉ tập trung ở các khu vực phường và thị trấn cho nên việc cho vay xây dựng nhà ở đối với các hộ nông dân ở địa bàn xã gặp khó khăn trong việc cho vay tài sản hình thành từ vốn vay. Vì tài sản hình thành từ vốn vay là giá trị căn nhà và quyền sử dụng nhà ở mà khi đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng nhà ở chưa được cấp.

- Cơ chế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay có những đặc điểm chưa nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn luật của các bộ ngành có liên quan đến tài sản đảm bảo tiền vay, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay. Đây cũng là một trong những khó khăn để nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hồ sơ vay vốn còn khá phức tạp làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết cho vay đối với một món vay. Trong khâu giải ngân, việc lưu giữ hồ sơ tín dụng của kế toán còn phức tạp, kiểm tra nhiều loại biểu mẫu làm chậm thời gian giải ngân, khách hàng phải chờ đợi. Cần có giải pháp khắc phục.

- Chưa hiện đại hoá công nghệ ngân hàng để thực hiện giao dịch với khách hàng được nhanh chóng, tiện lợi , chính xác hơn.

-Mức uỷ quyền phán quyết còn thấp, đây cũng là một trở ngại lớn đối với các NHTM trên địa bàn, với một số khách hàng làm ăn có hiệu quả, đang có quan hệ tốt cần nhanh chóng tiếp cận, tạo điều kiện cho họ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.

- Mặc khác, hiện nay các NHTMCP bắt đầu mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An làm cho sự cạnh tranh về hoạt động ngân hàng ngày càng

quyết liệt hơn. Bên cạnh đó, các NHTMCP lại có các dịch vụ phong phú đa dạng hấp dẫn khách hàng. Đây thật sự là một sân chơi hấp dẫn mà trong đó các NHTMQD cần phải phấn đấu nhiều hơn.

Mở rộng mạng lưới ngân hàng và sự ra đời của các NHTM cổ phần là nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế tỉnh nhà trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, do muốn lôi kéo khách hàng về phía mình cho nên các NHTM đã dể dãi trong cho vay, đơn giản hóa thủ tục, không xem xét kỷ càng phương án sản xuất kinh doanh, không tuân theo nguyên tắc trong kiểm tra, thẩm định phương án vay vốn nên chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn đáng lo ngại. Cần phải đánh giá nghiêm túc và có giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng.

* Hạn chế về mạng lưới, trụ sở và cơ sở vật chất.

- Mạng lưới các NHTM về cơ bản là rọâng khắp các huyện thị. Nhưng trụ sở hoạt động của chi nhánh còn giản đơn, thô sơ chưa khang trang, cơ sở vật chất chưa hiện đại làm ảnh hưởng đến kế hoạch ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và chiến lược thu hút khách hàng mới của các NHTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại.PDF (Trang 47 - 50)