4. Kết quả kinh doanh
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2010:
CỦA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2010:
Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối với một thị trường tiêu thụ lớn, có mạng lưới giao thông tương đối phát triển, tạo cho tỉnh một vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
* Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2010:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và bền vững, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh lĩnh vực công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là các sản phẩm chủ lực. Quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Huy động tốt các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm từ 10 –11% và đạt 470 triệu USD vào năm 2010.
- Nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 90% tổng số nhà ở.
-Tiếp tục khắc phục những yếu kém tồn tại trong nền kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy cao độ nội lực kết hợp với tranh thủ nguồn ngoại lực, đặc biệt là chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nhằm nâng dần nhịp độ tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc.
Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đào tạo, coi trọng phát triển nhân tố con người, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân để đi vào giai đoạn phát triển cao hơn.
* Dự báo về khả năng nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Long An:
+ Về khả năng nguồn vốn:
- Đầu tư tín dụng là 2.850 tỷ đồng. - Khu vực tư nhân đầu tư khoảng 4.750 tỷ đồng. - Đầu tư nước ngoài 5.200 tỷ đồng.
+ Dự kiến phân bổ nguồn vốn.
- Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 4.088 tỷ đồng. - Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, XD 5.155 tỷ đồng.
- Đầu tư khu vực dịch vụ 6.257 tỷ đồng.
*Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An đến năm 2010: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đẩy mạnh phát triển kinh tế, trên cơ sở phát huy những lợi thế về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, từng bước phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để tạo cơ sở vững chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Về lâu dài, quá trình phát triển kinh tế theo hướng tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng: đường bộ, hệ thống cung cấp điện, nước, bệnh viện, trường học, xây dựng các cụm, tuyến dân cư, nhà ở dân cư... đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện dân sinh.
Xây dựng hệ thống kinh tế mở, từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát huy các ưu thế về sản xuất nông nghiệp; bằng mọi biện pháp phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; thực hiện tiết kiệm để tăng mức tích lũy cho đầu tư; phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xây dựng hệ thống đô thị với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển; đầu tư tập trung có trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường sinh thái. Chú ý từng bước cải thiện nhà ở và đời sống nhân dân để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từng bước cải tạo và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, thực hiện quy hoạch các cụm, khu công nghiệp, xây dựng các dự án gọi vốn để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
* Khả năng huy động vốn và đầu tư tín dụng của NHTM trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An:
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010, tỉnh Long An cần phải có nguồn vốn đầu tư trên 58.000 tỷ đồng, trong đó khả năng tự lực của tỉnh chỉ vào khoảng 20%.
Dự báo tổng vốn huy động trong giai đoạn 2006-2010 là 24.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đến năm 2010 là 12.780 tỷ đồng. Nâng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn từ 30% năm 2005 lên trên 40% vào năm 2010. Tốc độ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế bình quân tăng từ 20-25%/năm.
Để khai thác được nguồn vốn tín dụng tại địa phương, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần phải mở rộng mạng lưới tín dụng để thuận tiện cho nhân dân gửi tiền và vay vốn. Tích cực huy động các nguồn vốn nhất là huy động vốn tại chỗ, nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư phát triển của các đối tượng. Cho vay vốn gắn với việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, thúc đẩy liên kết các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các loại hình doanh nghiệp, cho vay tiêu thụ hàng hóa nông lâm thủy sản và mua vật tư. Đặc biệt tăng cường tín dụng trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở vật chất cho địa phương. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và tôn nền nhà vùng ngập lũ.
Qua thực trạng hoạt động của các NHTM với những thuận lợi và khó khăn như đã phân tích ở chương II, để thực hiện mục tiêu phát kinh tế- xã hội trên địa bàn, các NHTM chi nhánh tỉnh Long An cần nổ lực, phấn đấu thực hiện đồng bộ một số giải pháp như sau :