Not So – Stubby Area

Một phần của tài liệu LUẬN văn VIỄN THÔNG giao thức OSPF (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 3 GIAO THỨC OSPF

3.13 Not So – Stubby Area

Ở hình vẽ dưới (hình 3.21), một Router gắn với một số mạng cụt được nối với mạng

OSPF thông qua một Router thuộc Area 2. Router chỉ hỗ trợ RIP do đó Router trong Area 2 cũng phải chạy RIP và chia sẻ thông tin định tuyến về các mạng ngoài vào miền OSPF. Cấu hình này làm cho Area 2 có một Router là ASBR và do đó Area 2 không thể là Stub Area.

Router chạy RIP không cần biết về các tuyến bên trong miền OSPF mà nó chỉ cần biết về tuyến mặc định nối tới ASBR của Area 2. Tuy nhiên, các Router OSPF lại phải biết về các mạng gắn với Router chạy RIP để định tuyến các gói tới chúng.

Area 2 Area 0 Rip

ASBR

Not – so – stubby Area (NSSA) cho phép các tuyến bên ngoài được quảng cáo vào hệ thống độc lập OSPF trong khi vẫn giữ được các đặc trưng của một Stub Area đối với phần còn lại của hệ thống độc lập. Để làm được điều này, ASBR trong NSSA sẽ tạo ra các LSA loại 7 để quảng cáo cho các đích bên ngoài. Các NSSA External LSA này được tràn lụt trong NSSA nhưng bị chặn lại tại ABR.

Area 2 (NSSA) Area 0

Type 5 Type 7 Type 7 Type 7 Type 7 Type 7 Hình 3.21 Hình 3.22

Đồ án tốt nghiệp Chương 3. Giao thức OSPF

NSSA External LSA có một bit P trong phần Header của nó gọi là cờ. NSSA ASBR có thể điều chỉnh lập hay xoá bit P. Nếu ABR của NSSA nhận được một LSA loại 7 với bit P được lập (bằng một), nó sẽ chuyển LSA này thành LSa loại 5 và tràn lụt chúng vào các

Area khác (hình 3.22).

Nếu bit P = 0, không có sự chuyển đổi nào xảy ra, LSA sẽ không được quảng cáo bên ngoài NSSA.

Một phần của tài liệu LUẬN văn VIỄN THÔNG giao thức OSPF (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w