rau quả của TCT rau quả nông sản Việt Nam.
* Lực lượng chủ yếu của công nghiệp chế biến trong thời gian qua là 17 nhà máy gồm 12 nhà máy đồ hộp và 5 nhà máy đông lạnh. Trước năm 1999 công suất chế biến ở các nhà máy đồ hộp là 70.000 tấn SP/năm và công suất thiết kế của các nhà máy đông lạnh là 20.000 tấn SP/năm. Trong đó, TCT quản lý 11 nhà máy đồ hộp và 1 nhà máy đông lạnh ( tổng công suất thiết kế là 50.000 tấn/ năm). Những năm cao nhất, các nhà máy đã sản xuất được 30.000 tấn đồ hộp rau quả, 20.000 tấn dứa đông lạnh và 2.000 tấn pure quả. Tuy nhiên , các nhà máy này được xây dựng và sử dụng đã 20-30 năm, máy móc thiết bị và công nghệ đã quá cũ kỹ, lạc hậu. Do vậy, sản phẩm ngày càng không đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Sau 6 năm thực hiện đề án phát triển rau quả, đến năm 2006 đã có 12 dự án xây dựng nhà máy mới, đưa tổng công suất chế biến lên 313010 tấn SP/năm. Trong đó doanh nghiệp nhà nước 155.253 tấn SP/năm, chiếm 49,6%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50.650 tấn SP/năm, chiếm 16,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 107107 tấn SP/năm, chiếm 34,2%.
Mục tiêu của chương trình đến năm 2010 công suất chế biến đạt 650.000 tấn SP/năm nhưng thực tế năm 2006 công suất chế biến đạt 313010 tấn SP/năm, đạt 48,2%, nguyên nhân chính là do:
+ Hầu hết các nhà máy chế biến công nghiệp vẫn ở tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng nhất là dứa và cà chua, bình quân các nhà máy chỉ phát huy được 20-30% công suất ( cá biệt có nhà máy chỉ đạt dưới 10 % công suất như cà chua Hải Phòng, công ty Rau quả Hà Tĩnh), công ty Rau quả Tiền Giang 45%, nhà máy chế biến nông sản TPXK Bắc Giang 35%, công ty cổ phần thực phẩm Nghệ An 34%, nhà máy cà chua cô đặc Hải Phòng 1,7%, công ty chế biến TPXK Kiên Giang 12,6%, nhà máy chế biến TPXK Như Thanh 11%, công ty Rau quả Hà Tĩnh 7,4%.
+ Sản lượng quả được sử dụng cho xuất khẩu tươi và chế biến chiếm khoảng 12%, trong đó chủ yếu là dứa ( chiếm 34%), nhãn ( chiếm 34%), tiếp đến vải, thanh long, chuối, chôm chôm, xoài.
+ Về công nghệ chế biến, trừ một số dây chuyền thiết bị của các nhà máy chế biến mới được nhập thông qua con đường liên doanh với Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia như dây chuyền chế biến nước dứa cô đặc tại Đồng Giao và Kiên Giang có công nghệ hiện đại, còn lại các nhà máy khác chủ yếu là công nghệ cũ, lạc hậu. Các nhà máy đông lạnh tuy sử dụng chưa được 20 năm nhưng cũng đã lạc hậu, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường thế giới yêu cầu. Các thiết bị của các nhà máy phụ trợ như bìa caton, hộp sắt, kho dự trữ đông lạnh cũng nằm trong tình trạng tương tự.
+ Các nhà máy chế biến chưa chú trọng nhiều đến khâu sơ chế, do vậy, đến kỳ thu hoạch rộ không chế biến kịp, mặt khác do yếu kém trong bảo quản để sơ chế nên gần 70% công suất nhà máy không đủ nguyên liệu chế biến sau đó.
Gần đây, TCT có 2 nhà máy liên doanh với nước ngoài là nhà máy chế biến nước giải khát DONA NEWTOWER ( 20.000 tấn/ năm) và nhà máy bao bì hộp sắt TOVECO ( 60 triệu hộp/ năm) đã đi vào hoạt động có hiệu quả, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận.
Ngoài 17 nhà máy cũ, một số kho cảng ở Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh với những trang thiết bị đã cũ và lạc hậu, gần 25 năm qua các doanh nghiệp quốc doanh của ngành rau quả ở Trung ương và các tỉnh hầu như chưa được đầu tư gì thêm. Do vậy, ngành rau quả chưa đủ mạnh để vươn lên, nhất là từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.
* Về vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau quả của TCT .
Rau quả ở nước ta có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau.
Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước.
Vùng kinh tế Các vùng rau quả truyền thống chủ yếu
1. Miền núi và Trung du Phía Bắc
Giống su hào( Sa Pa, Hà Giang, Sìn Hồ); giống bắp cải ( Bắc Hà, Lạng Sơn ); tỏi, gừng, nghệ ( các tỉnh); mơ, mận, đào ( Lào Cai, Sơn La…), xoài ( Sơn La), vải ( Quảng Ninh, Hà Bắc); cam quýt ( Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Hoà Bình, chuối ( Vĩnh Phúc, Yên Bái…); dứa ( Lạng Sơn, Lào Cai…)
2. Đồng bằng Sông Hồng
Rau các loại, tỏi, ớt, giống rau đồng bằng; hoa , cây cảnh ( Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…); chuối ( các tỉnh dọc sông Hồng); vải, nhãn ( Hải Hưng và các tỉnh ); dứa ( Ninh Bình, Hà Tây); hồng xiêm ( Hà Nội)
3. Khu 4 Cam quýt bưởi ( Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình); ớt ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế); hồ tiêu ( Quảng Trị).
4. Duyên hải miền Trung
Ớt (Quảng Nam, Đà Nẵng ), tỏi ( Bình Định); hành tây ( Ninh Thuận); rau ( Khánh Hoà); dưa hấu ( Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa…); xoài ( Nha Trang); nho ( Ninh Thuận); dứa ( Quảng Nam, Đà Nẵng ), thanh long ( Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa…)
5. Tây Nguyên Rau ôn đới (Đà Lạt); hồ tiêu (Đắc Lắc ); hoa (Đà Lạt) 6. Đông Nam Bộ Rau ( TP. HCM); hồ tiêu ( Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh);
và các quả Nhịêt đới khác (Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh…); bưởi ( Biên Hoà)
7. Đồng Bằng Sông Cửu Long
Dưa hấu ( Tiền Giang và các tỉnh); hồ tiêu ( Kiên Giang ); hạt giống rau muống ( An Giang, Đồng Tháp); rau ( Vĩnh Long, Sóc Trăng); chuối ( các tỉnh); dứa ( Kiên Giang, Minh Hải, Tiền Giang); cam ( Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long…); nhãn ( Tiền Giang…); cây cảnh ( Bến Tre); hoa ( TP.HCM)
( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư )
Từ sau giải phóng, với sự chỉ đạo của nhà nước, đã thúc đẩy hình thành nhiều vành đai rau xanh cung cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…; nhiều nông trường trồng cây ăn quả được thành lập từ những năm 1960 và gần đây các cây ăn quả đang được phát triển mạnh như cam quýt (Đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Giang, Tuyên Quang…). vải, nhãn ( nhiều tỉnh Bắc Bộ), xoài (Nam Bộ)…
Mặt khác, sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến rau quả (từ 1960) và sự phát triển sản xuất rau quả, nhất là những năm 1980-1990 trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô, đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước. Như: rau vụ đông- xuân ở Đồng bằng Sông Hồng; ớt, tỏi, hồ tiêu, cam, dứa, chuối, dưa hấu… ở cả phía Bắc và phía Nam.
Ngành công nghiệp chế biến rau quả trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu nhất định và được xếp trong nhóm 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp chế biến rau quả chưa bền vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Trước thách thức đó cần hoạch định chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp này. Một trong những công cụ có thể được nghiên cứu và vận dụng đó là phân tích SWOT. Vận dụng mô hình SWOT vào việc phân tích đối với công nghiệp chế biến rau quả của TCT, ta có thể thấy được những kết luận sau: