Càng thăng tiến, càng gánh nhiều trách nhiệm, con người ta càng chịu nhiều sức ép. Tuy nhiên, thật khó để một vị giám đốc điều hành (CEO) giãi bày với ai đó rằng mình đang bị stress, rằng mình cần được nghỉ ngơi. Hãy sống chung với áp lực và tìm cách kiểm soát nó theo hướng tích cực.
Không bao giờ hết áp lực.(Selfleadership)
Crump là đồng sáng lập viên, kiêm CEO của Stratasys, một công ty chuyên về
công nghệ có quy mô vốn tới 100 triệu USD. Giống như nhiều CEO khác, danh sách công việc của anh lúc nào cũng dày đặc, nào là quyết định phương hướng phát triển công ty, báo cáo với ban lãnh đạo, trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư và thậm chí phải thuyết giảng trước hàng trăm con người về một vấn đề nào đó. Mỗi tháng, anh mất đứt một phần tư thời gian cho những chuyến công cán đó đây.
Ấy thế mà ở độ tuổi 52, Crump chưa phải chịu bất cứ sức ép nào nào liên quan tới sức khoẻ. Anh tận hưởng một cuộc sống gia đình hạnh phúc, và rất yêu công việc của mình. Vậy anh có cách làm nào khác biệt với những người có cùng cương vị như anh? Crump không trốn tránh nó, anh "hợp tác" với các cơn stress của mình.
Một viên chức, nếu càng thăng tiến, càng gánh vác nhiều trách nhiệm trên vai thì khoảng cách giữa họ với đồng nghiệp và nhân viên càng lớn dần, trong khi thời gian rảnh rỗi của họ lại càng bị thu hẹp. Đó là lý do tại sao Crump luôn sẵn sàng sống chung và tìm cách kiểm soát stress. Anh tạo thói quen ăn uống thật tốt, bỏ thuốc lá, tìm cách ra bên ngoài công sở mỗi khi có cơ hội. Anh cũng không quên lên lịch cho các chuyến nghỉ ngơi cùng gia đình bất cứ
thời gian nào quanh năm. Nếu phải đi công cán, anh cũng cố gắng thoát ra bên ngoài để vãn cảnh, ngay cả khi chỉ có 1 hoặc 2 tiếng rảnh rỗi. Anh tâm sự, bí quyết để kiểm soát tốt các áp lực chính là có một người vợ biết cảm thông, có đội ngũ nhân viên thông minh và đáng tin cậy.
Nếu mắc chứng trầm cảm do áp lực công việc, sẽ chẳng hay ho gì. Stress có thể gây ra chứng ăn uống vô độ, nghiện thuốc và đặc biệt là rất khó ngủ. Tất cả các triệu chứng đó có thể dẫn tới thừa cholesterol, đau tim, hay ung thư. Tuy nhiên, đừng quá nghiêm trọng hoá vấn đề, loài người cần có stress ở
một liều lượng nhất định. Stress có thể là động lực thúc đẩy và tạo cảm hứng. Điều quan trọng là con người ta kiểm soát các áp lực đó như thế nào. Hãy mạnh dạn thả hồn lang thang đây đó trong một hai tuần, hay thư giãn hằng ngày bằng cách tắm nắng. Công việc sẽ chẳng vì thế mà tồi tệ đi.
Dưới đây là 10 lời khuyên để kiểm soát stress hiệu quả:
1. Việc gì cũng giải quyết được
Thật khó khăn để một vị giám đốc điều hành nói với người khác về áp lực công việc của chính mình. Nhưng nên nhớ, giãi bày sẽ giúp tìm ra lối thoát cho công việc đang bế tắc.
Hãy thử thư giãn với các thú vui mới, ném mình vào các cuộc đua tài thể
thao. Đó chưa hẳn là cách giải quyết tốt nhất, nhưng có thể tạo niềm cảm hứng mới ngoài công việc.
2. Massage thư giãn
Thư giãn là chìa khoá để giảm stress. Hãy đốt sáp thơm, và bắt đầu thực hiện các thao tác xoa bóp. Massage không chỉ giúp tinh thần thư thái sau một ngày làm việc căng thẳng, mà còn tạo điều kiện để cơ bắp được thả lỏng, huyết mạch được lưu thông.
Không nhất thiết phải ra tiệm mới có thể massage. Chỉ cần bàn tay vợ yêu chăm sóc, với những thao tác nhẹ nhàng cũng mang lại hiệu quả cao, giúp ngủ dễ dàng hơn.
3. Chăm sóc giấc ngủ
Một vài người cho rằng không nhất thiết phải quá lo lắng về chuyện ngủ
nghê. Nhưng giấc ngủ rất quan trọng, giúp tái tạo sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần. Ngủ tốt mới có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Ngủ tốt cũng giúp xua tan cơn mệt mỏi sau một chuyến bay dài.
4. Tự cho phép mình hài hước
Một câu nói đùa nhẹ nhàng có thể phá tan băng giá và khiến những người xung quanh thấy dễ chịu hơn. Tất nhiên, không nên khiên cưỡng, chỉ đơn giản là để mọi người xung quanh thấy rằng không phải lúc nào bạn cũng quá nghiêm trọng hoá vấn đề.
5. Sống lành mạnh
Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập những bài thể dục nhẹ nhàng cùng gia
đình. Tránh thuốc lá và rượu, bởi nó có thể dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ, kể cả ung thư.
6. Có hậu phương vững chắc
Thật là may mắn nếu bạn có một người vợ (hoặc chồng) luôn ủng hộ và biết cảm thông, chia xẻ với khó khăn của chồng (hoặc vợ). Ngược lại, cơn stress sẽ càng tăng nếu người bạn đời luôn cau có, khó chịu với công việc của chồng (vợ).
7. Học cách giao việc
Nên nhớ bạn không phải là người duy nhất có thể làm được việc. Tất nhiên,
đôi khi tự mình làm còn dễ hơn là hướng dẫn người khác thực hiện sao cho
đúng ý. Hãy tìm những đồng nghiệp và nhân viên mà bạn có thể tin tưởng giao phó công việc.
8. Dồi dào về tài chính
Có tiền trong tay sẽ giúp vượt qua nhiều nỗi lo lắng, muộn phiền, nhất là trong trường hợp công việc của bạn đổ bể hay bạn cần trang trải tiền công cho nhân viên.
"Niêm yết và huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ giúp bạn thoát ra hoàn cảnh khó khăn và đầy áp lực. Bạn sẽ không còn phải nơm nớp lo trả
nợ ngân hàng", Scott Crump khuyên. 9. Thiền
Đây không phải là liệu pháp dành riêng cho các nhà sư. Lúc thức, não người liên tục làm việc, suy nghĩ. Chỉ cần thiền trong vài phút, nhất là vào lúc sáng sớm, có thể giúp đầu óc minh mẫn.
10. Lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ cùng gia đình
Đừng chờ đợi cho tới khi mình có thời gian mới đi nghỉ. Hãy chủ động tạo ra khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình. Đó là cơ hội để thoát khỏi công việc bận rộn thường ngày, dành thời gian cho gia đình và quan trọng hơn hết là
Chủ nhân hệ thống IKEA
Tâm sự của chú bé bán diêm trở thành tỷ phú
Khi mới 5 tuổi, Ingvar Kamprad (người Thụy Điển) đã có phi vụ kinh doanh
đầu tiên: bán những que diêm cho hàng xóm. Sau đó, ông bán cá, rồi những
đồ trang trí trong ngày lễ Giáng sinh, hạt giống và bút bi.
Ông thành lập IKEA vào năm 17 tuổi. Hiện tại cửa hàng của IKEA có tại 34 nước trên thế giới. Ingvar Kamprad thường xuyên nằm trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Doanh thu của IKEA vào năm 2006 là 17,3 tỷ euro và có tới 90.000 nhân viên trên khắp thế giới. Dưới
đây là những điều mà nhà tỷ phú muốn chia sẻ.
"Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng mình khác người ở chỗ đã bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng khi cầm trong tay những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Khi đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.
Đối với tôi kinh doanh là công việc rất dễ chịu. Nhưng tôi còn thấy sung sướng hơn khi trong đầu xuất hiện những ý tưởng mới và sau đó thuyết phục
được người khác rằng, chúng có thể thực hiện được. Điều này giúp tôi luôn tìm những khả năng mới và nghĩ xem cái gì có thể đem lại lợi nhuận.
Tôi phải học rất lâu để biết cách hoài nghi. Bây giờ, khi đã nhiều tuổi, tôi trở
nên cẩn trọng và đắn đo nhiều hơn. Nhưng đối với những người cộng sự của mình tôi tin họ 100%.
Đã từ rất lâu, tôi hiểu thấu đáo một quy tắc cũ kỹ nếu số lượng hàng tiêu thụ
giảm đi 1% thì lợi nhuận sẽ giảm đi tới 10%. Vì vậy, doanh thu bán hàng đối với IKEA có ý nghĩa rất quan trọng.
Cũng vì vậy, thông tin về các chi phí trong mọi cấp độ hoạt động của công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Thậm chí, đến tận bây giờ, tôi vẫn còn giữ cho mình thói quen trước khi mua bất cứ một vật gì đều tự
hỏi bản thân: không biết liệu mình có thể mua được chúng với giá rẻ hơn không? Vợ tôi rất dị ứng với tôi vì điều này.
Những nhà kinh tế của chúng ta thường xuyên khẳng định rằng có thể nâng cao phần trăm lợi nhuận ròng. Tôi hỏi họ: “Vậy những phần trăm đó có ý nghĩa gì?”. Phần trăm nghe rất bí ẩn. Điều duy nhất mà chúng tôi quan tâm ở
IKEA là: Còn bao nhiêu tiền đọng lại trong ngân quỹ sau khi thời vụ kết thúc. Triết lý của tôi rất đơn giản, để có thể lãnh đạo được thì phải biết cặn kẽ mọi chi tiết. Tôi thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua - bán thành công nhất là khi cả người mua lẫn người bán đều không bị thiệt, cả hai phải
đều có lợi.
Chúng tôi đã nghĩ ra một điều gì đó mới, và đó chính là việc bán cho những người đến cửa hàng IKEA những chiếc bánh mì nhỏ và những cốc cà phê. Và giờ đây, “phát minh” này đã đem lại lợi nhuận hơn hai tỷ krona (đơn vị tiền Thụy Điển) mỗi năm. Không thể kinh doanh tốt với cái dạ dày rỗng.
“Trong công tác lãnh đạo thì điều gì là quan trọng nhất?” - mọi người hỏi tôi. Tôi trả lời rằng đó chính là tình yêu. Nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả.
Nếu nói về phong cách lãnh đạo của riêng tôi, thì đôi khi tôi dân chủ quá. Thậm chí, tôi thường xuyên khoan dung một cách quá mức đối với những vi phạm.
Dân chủ là công cụ để phát triển, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới sự thất bại hoàn toàn. Nếu trong công ty, tất cả mọi người liên tục đặt câu hỏi thì chúng tôi không thể đưa ra được quyết định nào cả.
Với uy tín của mình, tôi có thể nói bất cứđiều gì mà không bị bắt bẻ hoặc yêu cầu ngừng lại. Đây là vấn đề đáng nguyền rủa đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào.
Có một hung thần phía bên trong con người luôn nói với tôi rằng còn có thể
làm được nhiều điều nữa... Tôi không bao giờ thỏa mãn. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng, những điều tôi đã làm trong ngày hôm nay có thể làm được tốt hơn vào ngày mai".